Một báo cáo khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về kinh tế Trung Quốc công bố mới đây cho hay khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc trong những năm vừa qua đã được thu hẹp đáng kể.
Như vậy, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc không trầm trọng như suy đoán trước đây, đồng thời Bắc Kinh đang bắt đầu đạt được tiến triển tốt trong việc giải quyết một trong những vấn đề xã hội lớn.
Theo báo cáo của OECD, Trung Quốc đã tăng thêm chi tiêu cho phúc lợi xã hội ở nông thôn và việc tăng cường di dân ra thành thị đã giúp giảm mức chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Báo cáo của OECD lần này là bản báo cáo lớn thứ hai tập trung vào Trung Quốc, nước không phải là thành viên của OECD.
Trong bối cảnh Trung Quốc trong năm nay có thể vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ), OECD kêu gọi Trung Quốc xúc tiến một loạt biện pháp để tự do hóa nền kinh tế, như tự do hóa lãi suất để khuyến khích các ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ vay thêm tiền, và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Báo cáo còn cho rằng việc cho phép đồng tiền tăng giá cũng sẽ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế tốt hơn.
Việc kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trong ba thập kỷ qua đã giúp hàng trăm triệu người dân thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng thu nhập của tầng lớp trên tăng nhanh hơn so với số còn lại, tạo ra khoảng cách mới trong xã hội, đi đôi với những căng thẳng giữa các nhà phát triển bất động sản và người nông dân bị giải tỏa đất đai, hay giữa các chủ doanh nghiệp với lực lượng lao động ở nông thôn.
Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ phải thực hiện thêm nhiều chính sách nữa để giúp tầng lớp người nghèo cải thiện thu nhập, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo./.
Như vậy, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc không trầm trọng như suy đoán trước đây, đồng thời Bắc Kinh đang bắt đầu đạt được tiến triển tốt trong việc giải quyết một trong những vấn đề xã hội lớn.
Theo báo cáo của OECD, Trung Quốc đã tăng thêm chi tiêu cho phúc lợi xã hội ở nông thôn và việc tăng cường di dân ra thành thị đã giúp giảm mức chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Báo cáo của OECD lần này là bản báo cáo lớn thứ hai tập trung vào Trung Quốc, nước không phải là thành viên của OECD.
Trong bối cảnh Trung Quốc trong năm nay có thể vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ), OECD kêu gọi Trung Quốc xúc tiến một loạt biện pháp để tự do hóa nền kinh tế, như tự do hóa lãi suất để khuyến khích các ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ vay thêm tiền, và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Báo cáo còn cho rằng việc cho phép đồng tiền tăng giá cũng sẽ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế tốt hơn.
Việc kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trong ba thập kỷ qua đã giúp hàng trăm triệu người dân thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng thu nhập của tầng lớp trên tăng nhanh hơn so với số còn lại, tạo ra khoảng cách mới trong xã hội, đi đôi với những căng thẳng giữa các nhà phát triển bất động sản và người nông dân bị giải tỏa đất đai, hay giữa các chủ doanh nghiệp với lực lượng lao động ở nông thôn.
Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ phải thực hiện thêm nhiều chính sách nữa để giúp tầng lớp người nghèo cải thiện thu nhập, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo./.
(TTXVN/Vietnam+)