Trung Quốc dự định thành lập Ngân hàng ASEAN, trong đó nước này sẽ là nhà đầu tư chính, cùng với các cổ đông khác là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tin của hãng Reuters ngày 28/10 dựa theo hai nguồn tin độc lập cho hay, Ngân hàng ASEAN mà Trung Quốc muốn thành lập là nhằm mang lại lợi ích cho khu vực Đông Nam Á, trợ giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư làm ăn ở khu vực này, tạo ra những khoản vay ưu đãi tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây Nam Trung Quốc.
Ngân hàng ASEAN cũng có vai trò thúc đẩy đồng Nhân dân tệ (NDT) được sử dụng trong trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, một bước tiến đưa đồng NDT trở thành đơn vị tiền tệ chính trong khu vực.
Một khi Ngân hàng ASEAN được thành lập, Trung Quốc sẽ là cổ đông lớn nhất với mức đầu tư khoảng 30 tỷ NDT (khoảng 4,7 tỷ USD). Các cổ đông khác là những quốc gia thuộc khối ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Reuters, Ngân hàng ASEAN sẽ là một ngân hàng thương mại đồng thời cũng là một ngân hàng chính sách, giống như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thu nhỏ.
Việc Trung Quốc muốn trụ sở chính của Ngân hàng ASEAN sẽ đặt tại tỉnh Quảng Tây cho thấy Trung Quốc muốn phát triển kinh tế ở khu vực Tây Nam.
Nguồn tin Reuters cũng cho hay vùng Tây Nam Trung Quốc cần có một trung tâm tài chính để cân bằng với sự phát triển của khu vực phía Đông nước này. Ngân hàng ASEAN sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đầu tư vào các dự án kinh doanh mới của họ.
Các doanh nghiệp này vốn được xem là trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc song lại đang gặp khó khăn vì nhiều lý do: chính sách thắt chặt tiền tệ từ Bắc Kinh, sự tăng giá của đồng NDT, chi phí thuê mặt bằng và lao động leo thang, trong khi các hợp đồng xuất khẩu sụt giảm.
Cho đến nay, cả Chính phủ lẫn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đều từ chối bình luận về dự án thành lập Ngân hàng ASEAN. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa nhận được thông tin hay lời mời tham gia Ngân hàng ASEAN. Các ngân hàng quốc gia của Philippines, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia đều không đưa ra bất cứ bình luận gì về thông tin này.
Trung Quốc và các thành viên ASEAN đã đẩy mạnh giao thương từ khi Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) song phương có hiệu lực từ năm 2010. ASEAN đã vượt Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc sau khối Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN.
Trong 9 tháng đầu năm 2011, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng 26,4%, lên 267 tỷ USD, chiếm 10% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc./.
Tin của hãng Reuters ngày 28/10 dựa theo hai nguồn tin độc lập cho hay, Ngân hàng ASEAN mà Trung Quốc muốn thành lập là nhằm mang lại lợi ích cho khu vực Đông Nam Á, trợ giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư làm ăn ở khu vực này, tạo ra những khoản vay ưu đãi tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây Nam Trung Quốc.
Ngân hàng ASEAN cũng có vai trò thúc đẩy đồng Nhân dân tệ (NDT) được sử dụng trong trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, một bước tiến đưa đồng NDT trở thành đơn vị tiền tệ chính trong khu vực.
Một khi Ngân hàng ASEAN được thành lập, Trung Quốc sẽ là cổ đông lớn nhất với mức đầu tư khoảng 30 tỷ NDT (khoảng 4,7 tỷ USD). Các cổ đông khác là những quốc gia thuộc khối ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo Reuters, Ngân hàng ASEAN sẽ là một ngân hàng thương mại đồng thời cũng là một ngân hàng chính sách, giống như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thu nhỏ.
Việc Trung Quốc muốn trụ sở chính của Ngân hàng ASEAN sẽ đặt tại tỉnh Quảng Tây cho thấy Trung Quốc muốn phát triển kinh tế ở khu vực Tây Nam.
Nguồn tin Reuters cũng cho hay vùng Tây Nam Trung Quốc cần có một trung tâm tài chính để cân bằng với sự phát triển của khu vực phía Đông nước này. Ngân hàng ASEAN sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đầu tư vào các dự án kinh doanh mới của họ.
Các doanh nghiệp này vốn được xem là trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc song lại đang gặp khó khăn vì nhiều lý do: chính sách thắt chặt tiền tệ từ Bắc Kinh, sự tăng giá của đồng NDT, chi phí thuê mặt bằng và lao động leo thang, trong khi các hợp đồng xuất khẩu sụt giảm.
Cho đến nay, cả Chính phủ lẫn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đều từ chối bình luận về dự án thành lập Ngân hàng ASEAN. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa nhận được thông tin hay lời mời tham gia Ngân hàng ASEAN. Các ngân hàng quốc gia của Philippines, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia đều không đưa ra bất cứ bình luận gì về thông tin này.
Trung Quốc và các thành viên ASEAN đã đẩy mạnh giao thương từ khi Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) song phương có hiệu lực từ năm 2010. ASEAN đã vượt Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc sau khối Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN.
Trong 9 tháng đầu năm 2011, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng 26,4%, lên 267 tỷ USD, chiếm 10% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)