Trong một nỗ lực được gọi là “ngoại giao bóng bàn kiểu mới," Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một học viện bóng bàn, góp phần đào tạo các vận động viên nước ngoài.
Học viện Bóng bàn Trung Quốc được thành lập bởi Tổng cục Thể dục quốc gia Trung Quốc và chính quyền thành phố Thượng Hải, có kế hoạch tuyển sinh 150 tay vợt nước ngoài đến năm 2020. Họ sẽ cùng 150 tay vợt Trung Quốc được đào tạo bởi những huấn luyện viên hàng đầu như Lưu Quốc Lương và Thi Chi Hạo.
Chính quyền Thượng Hải sẽ tài trợ chi phí bước đầu thành lập học viện, ước tính vào khoảng 130 triệu Nhân dân tệ (tương đương 9,35 triệu USD) và học viện sẽ bắt đầu tuyển sinh cho chương trình đào tạo “đại học bóng bàn” bốn năm của mình kể từ tháng 9/2011.
Chương Kiến Thành, người điều hành học viện cho biết, học viện được lập nhằm đào tạo các vận động viên bóng bàn trẻ của Trung Quốc cũng như các nước khác, đồng thời là câu trả lời cho những phàn nàn rằng Trung Quốc thâu tóm quá nhiều huy chương ở các giải bóng bàn quốc tế.
Bóng bàn là môn thể thao đem lại cho Trung Quốc huy chương quốc tế đầu tiên khi tay vợt Rong Guotuan đoạt huy chương vàng tại giải Vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 25 tổ chức năm 1959. Trong nửa thế kỷ kể từ thời điểm đó, Trung Quốc “vơ vét” huy chương ở hầu như tất cả các giải vô địch thế giới khiến người dân nước này gọi đùa bóng bàn là môn “dễ đoán kết quả nhất."
Trước sự thống trị tuyệt đối như vậy của các tay vợt Trung Quốc, Hiệp hội bóng bàn thế giới đã nhiều lần cố thay đổi luật như điều chỉnh lại hệ thống tính điểm, áp đặt “quota” số lượng vận động viên mỗi nước tham dự môn này ở các kỳ Olympic.
Nhưng tất cả các huy chương vàng vẫn ồ ạt đổ về Trung Quốc và quốc gia này hứng chịu sức ép phải “có trách nhiệm” đào tạo các tay vợt từ những nước khác để tính cạnh tranh được nâng cao hơn.
Mục tiêu dài hạn của Học viện Bóng bàn Trung Quốc là sẽ có cả những chi nhánh ở nước ngoài, giống như các Học viện Khổng Tử mà Bắc Kinh mở ở nhiều nơi trên thế giới nhằm tăng cường “sức mạnh mềm” của Trung Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên bóng bàn đóng một vai trò “ngoại giao." Năm 1971, một đoàn vận động viên bóng bàn Mỹ thăm Bắc Kinh đấu giao hữu. Sự kiện đó mở đầu cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình. Kim Sơn, phụ trách Viện Văn hóa thể thao thuộc Viện Khoa học xã hội của Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không nên đầu tư tiền bạc vào đào tạo các vận động viên nước ngoài.
Chuyên gia này đặt câu hỏi: “Theo logic như thế, phải chăng Brazil cần đào tạo các cầu thủ bóng đá Trung Quốc?” Kim Sơn cho rằng đầu tư của Trung Quốc cho bóng bàn vượt xa tổng đầu tư của tất cả các nước khác trong môn thể thao này, và Trung Quốc cần giảm chi thì thực tế hơn./.
Học viện Bóng bàn Trung Quốc được thành lập bởi Tổng cục Thể dục quốc gia Trung Quốc và chính quyền thành phố Thượng Hải, có kế hoạch tuyển sinh 150 tay vợt nước ngoài đến năm 2020. Họ sẽ cùng 150 tay vợt Trung Quốc được đào tạo bởi những huấn luyện viên hàng đầu như Lưu Quốc Lương và Thi Chi Hạo.
Chính quyền Thượng Hải sẽ tài trợ chi phí bước đầu thành lập học viện, ước tính vào khoảng 130 triệu Nhân dân tệ (tương đương 9,35 triệu USD) và học viện sẽ bắt đầu tuyển sinh cho chương trình đào tạo “đại học bóng bàn” bốn năm của mình kể từ tháng 9/2011.
Chương Kiến Thành, người điều hành học viện cho biết, học viện được lập nhằm đào tạo các vận động viên bóng bàn trẻ của Trung Quốc cũng như các nước khác, đồng thời là câu trả lời cho những phàn nàn rằng Trung Quốc thâu tóm quá nhiều huy chương ở các giải bóng bàn quốc tế.
Bóng bàn là môn thể thao đem lại cho Trung Quốc huy chương quốc tế đầu tiên khi tay vợt Rong Guotuan đoạt huy chương vàng tại giải Vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 25 tổ chức năm 1959. Trong nửa thế kỷ kể từ thời điểm đó, Trung Quốc “vơ vét” huy chương ở hầu như tất cả các giải vô địch thế giới khiến người dân nước này gọi đùa bóng bàn là môn “dễ đoán kết quả nhất."
Trước sự thống trị tuyệt đối như vậy của các tay vợt Trung Quốc, Hiệp hội bóng bàn thế giới đã nhiều lần cố thay đổi luật như điều chỉnh lại hệ thống tính điểm, áp đặt “quota” số lượng vận động viên mỗi nước tham dự môn này ở các kỳ Olympic.
Nhưng tất cả các huy chương vàng vẫn ồ ạt đổ về Trung Quốc và quốc gia này hứng chịu sức ép phải “có trách nhiệm” đào tạo các tay vợt từ những nước khác để tính cạnh tranh được nâng cao hơn.
Mục tiêu dài hạn của Học viện Bóng bàn Trung Quốc là sẽ có cả những chi nhánh ở nước ngoài, giống như các Học viện Khổng Tử mà Bắc Kinh mở ở nhiều nơi trên thế giới nhằm tăng cường “sức mạnh mềm” của Trung Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên bóng bàn đóng một vai trò “ngoại giao." Năm 1971, một đoàn vận động viên bóng bàn Mỹ thăm Bắc Kinh đấu giao hữu. Sự kiện đó mở đầu cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình. Kim Sơn, phụ trách Viện Văn hóa thể thao thuộc Viện Khoa học xã hội của Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc không nên đầu tư tiền bạc vào đào tạo các vận động viên nước ngoài.
Chuyên gia này đặt câu hỏi: “Theo logic như thế, phải chăng Brazil cần đào tạo các cầu thủ bóng đá Trung Quốc?” Kim Sơn cho rằng đầu tư của Trung Quốc cho bóng bàn vượt xa tổng đầu tư của tất cả các nước khác trong môn thể thao này, và Trung Quốc cần giảm chi thì thực tế hơn./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)