Cục quản lý tôn giáo nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích các địa điểm thờ phụng bị thương mại hóa trên cả nước, đặc biệt nhắm vào các tệ nạn như sư giả và mê tín dị đoan.
Trong một thông báo đăng trên mạng, cục cũng chỉ trích các kế hoạch của một số chùa Phật giáo và đền thờ Lão giáo dự định huy động tiền bằng cách niêm yết trên thị trường chứng khoán.
“Chùa chiền không nên tham gia vào các hoạt động cổ phiếu hay công ty cổ phần,” cục nói trong một thông báo đề ngày 22/10.
Chính sách tôn giáo của Trung Quốc đã được nới lỏng từ những năm 1970, dẫn tới việc tăng nhanh các chùa chiền trong cả nước, nhưng các tổ chức tôn giáo vẫn phải đăng ký với chính quyền.
“Chúng tôi nhận được tin một số khu vực tôn giáo giả hiệu sử dụng sư giả… lập các hòm quyên góp bất hợp pháp để nhận quyên góp, thậm chí đe dọa người tới hành lễ và du khách để lừa lấy tiền của họ,” tuyên bố viết. “Những vụ việc này vi phạm nghiêm trọng chính sách của đảng với tôn giáo và pháp luật của nhà nước.”
Theo báo Hoàn cầu, đền Famen (Pháp Môn) ở Tây An đang dự tính niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong vào năm tới, trong khi chùa Phổ Đà trên núi Phổ Đà, ngọn núi thiêng của Phật giáo, đã lên kế hoạch niêm yết lần đầu cho công chúng trong vòng ba năm.
Hai nhà sư giả mặc áo cà sa đã bị bắt giữ ở Bắc Kinh hồi tháng Tư sau khi bị bắt gặp uống rượu trong nhà ga xe điện ngầm của thành phố và đăng ký vào một khách sạn sang trọng với hai phụ nữ, theo báo chí địa phương./.
Trong một thông báo đăng trên mạng, cục cũng chỉ trích các kế hoạch của một số chùa Phật giáo và đền thờ Lão giáo dự định huy động tiền bằng cách niêm yết trên thị trường chứng khoán.
“Chùa chiền không nên tham gia vào các hoạt động cổ phiếu hay công ty cổ phần,” cục nói trong một thông báo đề ngày 22/10.
Chính sách tôn giáo của Trung Quốc đã được nới lỏng từ những năm 1970, dẫn tới việc tăng nhanh các chùa chiền trong cả nước, nhưng các tổ chức tôn giáo vẫn phải đăng ký với chính quyền.
“Chúng tôi nhận được tin một số khu vực tôn giáo giả hiệu sử dụng sư giả… lập các hòm quyên góp bất hợp pháp để nhận quyên góp, thậm chí đe dọa người tới hành lễ và du khách để lừa lấy tiền của họ,” tuyên bố viết. “Những vụ việc này vi phạm nghiêm trọng chính sách của đảng với tôn giáo và pháp luật của nhà nước.”
Theo báo Hoàn cầu, đền Famen (Pháp Môn) ở Tây An đang dự tính niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong vào năm tới, trong khi chùa Phổ Đà trên núi Phổ Đà, ngọn núi thiêng của Phật giáo, đã lên kế hoạch niêm yết lần đầu cho công chúng trong vòng ba năm.
Hai nhà sư giả mặc áo cà sa đã bị bắt giữ ở Bắc Kinh hồi tháng Tư sau khi bị bắt gặp uống rượu trong nhà ga xe điện ngầm của thành phố và đăng ký vào một khách sạn sang trọng với hai phụ nữ, theo báo chí địa phương./.
Trần Trọng (Vietnam+)