Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ngày 27/6 đã lên án chủ nghĩa bảo hộ và kêu gọi các đối tác G-20 đảm bảo việc ngừng các chương trình kích thích kinh tế không gây ảnh hưởng tới sự hồi phục kinh tế toàn cầu.
Nhận định trên được ông đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20) đang diễn ra ở Toronto, Canada.
Nhằm vào các nước phát triển, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng G20 cần phải thúc đẩy thương mại quốc tế với sự mở cửa lớn hơn, và nhấn mạnh "chúng ta cần phải có hành động cụ thể để phản đối mọi hình thức bảo hộ, tán thành và ủng hộ một cách rõ ràng thương mại tự do."
Ông kêu gọi các nước tiếp tục cam kết không áp dụng những hạn chế mới đối với hàng hóa, đầu tư và dịch vụ, đồng thời hối thúc các đối tác thực hiện những cam kết này một cách nghiêm túc.
Trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo sẽ áp dụng trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc do đồng NDT được định giá tương đối thấp, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng mọi tranh chấp thương mại cần được giải quyết một cách phù hợp thông qua đối thoại và thương lượng, theo nguyên tắc cùng có lợi và cùng phát triển.
Tuy nhiên, ông không đề cập đến vấn đề giá trị đồng NDT, mà chỉ lưu ý "tỷ giá hối đoái của các đồng tiền chính dao động mạnh còn các thị trường tài chính quốc tế bị biến động liên tục."
Trong bài phát biểu, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng nhắc bất đồng giữa Mỹ và các nước như Đức và Anh (đang tìm cách giảm thâm hụt nhanh) về cách đảm bảo cho sự hồi phục kinh tế toàn cầu (hiện đang còn mong manh) tránh rơi vào suy thoái sâu hơn.
Bất chấp thâm hụt gia tăng, Mỹ vẫn muốn duy trì các biện pháp kích thích, trong khi Đức và Anh, lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân sách đang leo thang ở châu Âu, cho rằng cần phải nhanh chóng cắt giảm thâm hụt.
Ông cho rằng "các nền kinh tế lớn phải hành động một cách thận trọng và phù hợp liên quan đến thời gian, tốc độ và cường độ ngừng các gói kích thích kinh tế và củng cố đà hồi phục kinh tế thế giới."
Ông cũng muốn chuyển trọng tâm của G-20, diễn đàn kinh tế thế giới hàng đầu, từ phối hợp các biện pháp kích thích sang phối hợp tăng trưởng, và từ đối phó với những sự kiện bất ngờ ngắn hạn sang thúc đẩy quản trị dài hạn.
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng kêu gọi có các phương pháp và tiêu chuẩn thống nhất về xếp hạng tín dụng chủ quyền, để kết quả xếp hạng có thể phản ánh chính xác tình trạng của nền kinh tế và tín dụng của một nước./.
Nhận định trên được ông đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20) đang diễn ra ở Toronto, Canada.
Nhằm vào các nước phát triển, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng G20 cần phải thúc đẩy thương mại quốc tế với sự mở cửa lớn hơn, và nhấn mạnh "chúng ta cần phải có hành động cụ thể để phản đối mọi hình thức bảo hộ, tán thành và ủng hộ một cách rõ ràng thương mại tự do."
Ông kêu gọi các nước tiếp tục cam kết không áp dụng những hạn chế mới đối với hàng hóa, đầu tư và dịch vụ, đồng thời hối thúc các đối tác thực hiện những cam kết này một cách nghiêm túc.
Trong bối cảnh các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo sẽ áp dụng trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc do đồng NDT được định giá tương đối thấp, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng mọi tranh chấp thương mại cần được giải quyết một cách phù hợp thông qua đối thoại và thương lượng, theo nguyên tắc cùng có lợi và cùng phát triển.
Tuy nhiên, ông không đề cập đến vấn đề giá trị đồng NDT, mà chỉ lưu ý "tỷ giá hối đoái của các đồng tiền chính dao động mạnh còn các thị trường tài chính quốc tế bị biến động liên tục."
Trong bài phát biểu, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng nhắc bất đồng giữa Mỹ và các nước như Đức và Anh (đang tìm cách giảm thâm hụt nhanh) về cách đảm bảo cho sự hồi phục kinh tế toàn cầu (hiện đang còn mong manh) tránh rơi vào suy thoái sâu hơn.
Bất chấp thâm hụt gia tăng, Mỹ vẫn muốn duy trì các biện pháp kích thích, trong khi Đức và Anh, lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân sách đang leo thang ở châu Âu, cho rằng cần phải nhanh chóng cắt giảm thâm hụt.
Ông cho rằng "các nền kinh tế lớn phải hành động một cách thận trọng và phù hợp liên quan đến thời gian, tốc độ và cường độ ngừng các gói kích thích kinh tế và củng cố đà hồi phục kinh tế thế giới."
Ông cũng muốn chuyển trọng tâm của G-20, diễn đàn kinh tế thế giới hàng đầu, từ phối hợp các biện pháp kích thích sang phối hợp tăng trưởng, và từ đối phó với những sự kiện bất ngờ ngắn hạn sang thúc đẩy quản trị dài hạn.
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng kêu gọi có các phương pháp và tiêu chuẩn thống nhất về xếp hạng tín dụng chủ quyền, để kết quả xếp hạng có thể phản ánh chính xác tình trạng của nền kinh tế và tín dụng của một nước./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)