Báo Hongkong Bưu điện Hoa Nam sáng 10/9 cho biết, các quan chức y tế tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã thừa nhận rằng sau khi trường hợp đầu tiên bị bọ cắn gây tử vong được phát hiện, phải ba năm sau họ mới phát động một chiến dịch quy mô lớn tìm hiểu, ngăn chặn dịch bệnh này.
Thông tin gây xôn xao gần đây là đã có 18 người thiệt mạng trong số 557 ca bị chẩn đoán mắc bệnh Human Granulocytic Anaplasmosis (HGA) kể từ tháng 5/2007. Đây là bệnh gây ra bởi bị bọ cắn, dẫn đến tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm đi, gây tác động đến hệ thống miễn dịch và có thể khiến tử vong.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là người dân ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam.
Đài Phát thanh quốc gia Trung Quốc cũng cho biết 11 người đã chết vì bệnh tương tự ở tỉnh Sơn Đông trong năm nay và thân nhân các trường hợp trên phàn nàn về phản ứng quá chậm chạp của chính quyền địa phương.
Báo chí Trung Quốc chỉ trích tỉnh Hà Nam đã che giấu về dịch bệnh lạ này. Sở Y tế tỉnh bác bỏ nhận định trên song thừa nhận phải đến tháng Năm năm nay, họ mới bắt đầu điều tra, nghiên cứu kỹ về các triệu chứng của bệnh và đào tạo đội ngũ nhân viên y tế ứng phó sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Y tế.
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, riêng trong năm nay, ở Hà Nam đã có ít nhất năm ca tử vong vì bị bọ cắn, gây dư luận hoang mang tại thành phố Tín Dương và các vùng phụ cận. Người dân giận dữ cho rằng chính quyền đã che giấu sự nguy hiểm của dịch bệnh trong một khoảng thời gian dài.
Dẫn lời một quan chức giấu tên, tờ Tin tức Bắc Kinh cho biết quyết định không thông tin về bệnh bọ cắn gây tử vong là do Thị trưởng thành phố Tín Dương đưa ra trong tháng Tư bởi lo ngại về “sự hoảng loạn và bất ổn” trong dư luận.
Giáo sư Tô Tiểu Nguyên thuộc trường Đại học Bắc Kinh cho biết bệnh HGA dù có thể gây tử vong nhưng lại dễ dàng chữa trị nếu được chuẩn đoán sớm.
Theo chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm này, bệnh HGA khá hiếm nhưng dễ điều trị bằng kháng sinh và thậm chí không cần xét nghiệm kỹ càng bởi phòng thí nghiệm, các bác sỹ cũng có thể chẩn đoán dựa trên những triệu chứng và điều trị trước khi quá muộn.
Ông Tô Tiểu Nguyên cho rằng đào tạo cho các bác sĩ ở khu vực dịch bệnh là rất quan trọng và người dân cần được thông báo kỹ để có nhận thức về căn bệnh như vậy để điều trị kịp thời./.
Thông tin gây xôn xao gần đây là đã có 18 người thiệt mạng trong số 557 ca bị chẩn đoán mắc bệnh Human Granulocytic Anaplasmosis (HGA) kể từ tháng 5/2007. Đây là bệnh gây ra bởi bị bọ cắn, dẫn đến tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu giảm đi, gây tác động đến hệ thống miễn dịch và có thể khiến tử vong.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là người dân ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam.
Đài Phát thanh quốc gia Trung Quốc cũng cho biết 11 người đã chết vì bệnh tương tự ở tỉnh Sơn Đông trong năm nay và thân nhân các trường hợp trên phàn nàn về phản ứng quá chậm chạp của chính quyền địa phương.
Báo chí Trung Quốc chỉ trích tỉnh Hà Nam đã che giấu về dịch bệnh lạ này. Sở Y tế tỉnh bác bỏ nhận định trên song thừa nhận phải đến tháng Năm năm nay, họ mới bắt đầu điều tra, nghiên cứu kỹ về các triệu chứng của bệnh và đào tạo đội ngũ nhân viên y tế ứng phó sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Y tế.
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, riêng trong năm nay, ở Hà Nam đã có ít nhất năm ca tử vong vì bị bọ cắn, gây dư luận hoang mang tại thành phố Tín Dương và các vùng phụ cận. Người dân giận dữ cho rằng chính quyền đã che giấu sự nguy hiểm của dịch bệnh trong một khoảng thời gian dài.
Dẫn lời một quan chức giấu tên, tờ Tin tức Bắc Kinh cho biết quyết định không thông tin về bệnh bọ cắn gây tử vong là do Thị trưởng thành phố Tín Dương đưa ra trong tháng Tư bởi lo ngại về “sự hoảng loạn và bất ổn” trong dư luận.
Giáo sư Tô Tiểu Nguyên thuộc trường Đại học Bắc Kinh cho biết bệnh HGA dù có thể gây tử vong nhưng lại dễ dàng chữa trị nếu được chuẩn đoán sớm.
Theo chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm này, bệnh HGA khá hiếm nhưng dễ điều trị bằng kháng sinh và thậm chí không cần xét nghiệm kỹ càng bởi phòng thí nghiệm, các bác sỹ cũng có thể chẩn đoán dựa trên những triệu chứng và điều trị trước khi quá muộn.
Ông Tô Tiểu Nguyên cho rằng đào tạo cho các bác sĩ ở khu vực dịch bệnh là rất quan trọng và người dân cần được thông báo kỹ để có nhận thức về căn bệnh như vậy để điều trị kịp thời./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)