Bộ trưởng thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cho hay Trung Quốc đang "rục rịch" chuẩn bị mua các tài sản châu Âu vào thời điểm cuộc khủng hoảng nợ đang xấu đi, khiến cho tài sản của các nước trong khu vực trở thành miếng mồi ngon cho các công ty Trung Quốc có ví tiền "rủng rỉnh."
Phát biểu trên tờ Financial Times (Anh) cuối tuần qua, Lou Jiwei, người đứng đầu công ty đầu tư China Investment Corp (CIC) trị giá 400 tỷ USD cho hay nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này đang rất hứng thú đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Tây Âu, đặc biệt là tại Anh.
Bộ trưởng Trần Đức Minh cũng cho biết Trung Quốc sẽ cử một phái đoàn thương mại và đầu tư tới châu Âu trong năm 2011 để thảo luận vấn đề đầu tư.
Đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc hiện chủ yếu tập trung vào các nguồn lực giúp Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9-10%.
Bất chấp những cơ hội khá hấp dẫn mà châu Âu có thể mang lại, các công ty Trung Quốc hiện đáp trả khá thận trọng trước lời mời gọi vốn đầu tư của các nền kinh tế Eurozone.
Bản thân Trung Quốc hiện đã nắm giữ khoảng 600 tỷ euro (798 tỷ USD) nợ của Eurozone, một phần không nhỏ trong kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ trị giá 3.200 tỷ USD của mình. Thay vào đó, Trung Quốc có thể hứng thú đầu tư vào các tài sản "cứng" như công ty hay cơ sở hạ tầng.
CIC cho biết trọng tâm chính của công ty trong chiến lược đầu tư tại châu Âu sẽ là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; đây là lĩnh vực được chính phủ các nước trong khu vực dành nhiều ưu tiên, như giảm thuế hay các khoản cho vay ngân hàng lãi suất ưu đãi nhằm thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, CIC tỏ ra thận trọng với việc đầu tư vào Tây Ban Nha, nơi lãi suất tăng vọt trước nỗi lo về sự lây lan của khủng hoảng nợ châu Âu.
Kế hoạch của Chính phủ Anh biến London thành trung tâm giao dịch đồng NDT của Trung Quốc có thể thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Chính phủ Anh ngày 28/11 lên tiếng hoan nghênh CIC đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Anh, coi đây là "sự thúc đẩy rất có ý nghĩa" đối với nền kinh tế đang gặp khó khăn này.
Các bộ trưởng Anh ngày 29/11 dự kiến công bố chi tiết chương trình đầu tư đường sá, đường sắt và băng thông rộng tốc độ cao trị giá 30 tỷ bảng Anh (46,7 tỷ USD) nằm trong gói các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Đức Minh ngày 28/11 lưu ý rằng bản thân Trung Quốc cũng đang đối mặt với những hạn chế riêng về đầu tư, trong đó phải kể tới tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có chiều hướng chậm lại trong năm 2012 và tỷ lệ lạm phát năm 2011 có thể sẽ lên tới khoảng 5,5%, vượt xa mục tiêu 4% của Chính phủ.
Hơn nữa, theo các nhà phân tích, Trung Quốc có thể không "rủng rỉnh" như người ta tưởng, bởi trong tổng số dự trữ ngoại tệ khổng lồ nói trên, chỉ có 100 tỷ USD được dành ra mỗi năm để chi tiêu./.
Phát biểu trên tờ Financial Times (Anh) cuối tuần qua, Lou Jiwei, người đứng đầu công ty đầu tư China Investment Corp (CIC) trị giá 400 tỷ USD cho hay nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này đang rất hứng thú đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Tây Âu, đặc biệt là tại Anh.
Bộ trưởng Trần Đức Minh cũng cho biết Trung Quốc sẽ cử một phái đoàn thương mại và đầu tư tới châu Âu trong năm 2011 để thảo luận vấn đề đầu tư.
Đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc hiện chủ yếu tập trung vào các nguồn lực giúp Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9-10%.
Bất chấp những cơ hội khá hấp dẫn mà châu Âu có thể mang lại, các công ty Trung Quốc hiện đáp trả khá thận trọng trước lời mời gọi vốn đầu tư của các nền kinh tế Eurozone.
Bản thân Trung Quốc hiện đã nắm giữ khoảng 600 tỷ euro (798 tỷ USD) nợ của Eurozone, một phần không nhỏ trong kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ trị giá 3.200 tỷ USD của mình. Thay vào đó, Trung Quốc có thể hứng thú đầu tư vào các tài sản "cứng" như công ty hay cơ sở hạ tầng.
CIC cho biết trọng tâm chính của công ty trong chiến lược đầu tư tại châu Âu sẽ là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; đây là lĩnh vực được chính phủ các nước trong khu vực dành nhiều ưu tiên, như giảm thuế hay các khoản cho vay ngân hàng lãi suất ưu đãi nhằm thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, CIC tỏ ra thận trọng với việc đầu tư vào Tây Ban Nha, nơi lãi suất tăng vọt trước nỗi lo về sự lây lan của khủng hoảng nợ châu Âu.
Kế hoạch của Chính phủ Anh biến London thành trung tâm giao dịch đồng NDT của Trung Quốc có thể thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Chính phủ Anh ngày 28/11 lên tiếng hoan nghênh CIC đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Anh, coi đây là "sự thúc đẩy rất có ý nghĩa" đối với nền kinh tế đang gặp khó khăn này.
Các bộ trưởng Anh ngày 29/11 dự kiến công bố chi tiết chương trình đầu tư đường sá, đường sắt và băng thông rộng tốc độ cao trị giá 30 tỷ bảng Anh (46,7 tỷ USD) nằm trong gói các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Đức Minh ngày 28/11 lưu ý rằng bản thân Trung Quốc cũng đang đối mặt với những hạn chế riêng về đầu tư, trong đó phải kể tới tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có chiều hướng chậm lại trong năm 2012 và tỷ lệ lạm phát năm 2011 có thể sẽ lên tới khoảng 5,5%, vượt xa mục tiêu 4% của Chính phủ.
Hơn nữa, theo các nhà phân tích, Trung Quốc có thể không "rủng rỉnh" như người ta tưởng, bởi trong tổng số dự trữ ngoại tệ khổng lồ nói trên, chỉ có 100 tỷ USD được dành ra mỗi năm để chi tiêu./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)