Trung Quốc vừa công bố kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ 12, hướng tới mục tiêu cân bằng hơn trong phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Tài chính (Anh) ngày 8/3, lâu nay Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất thế giới và điều này sẽ không thay đổi từ nay cho đến năm 2015.
Kế hoạch phát triển kinh tế năm năm 2011-2015 sẽ thể hiện mức độ tiêu dùng của Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô, từ quặng sắt cho tới bông.
Mặc dù kế hoạch này đặt trọng tâm dịch chuyển nền kinh tế theo hướng tăng trưởng sạch hơn, chậm hơn, song các nhà phân tích cho rằng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc sẽ ngốn ít nguyên liệu thô hơn.
Chuyên gia Graeme Train tại công ty Macquarie nói: “Nhu cầu hàng hóa trong năm năm tới của Trung Quốc sẽ vẫn cao. Sự khác biệt chủ yếu chỉ là tốc độ tăng nhu cầu sẽ chậm lại đáng kể." Ông Train cho rằng tốc độ tăng về nhu cầu thép sẽ chậm lại còn 6-7%/năm, sau khi đạt mức tăng trung bình 17% trong 10 năm qua.
Thoáng nhìn qua, có vẻ như nhiều mục tiêu tăng trưởng mới của Trung Quốc sẽ không đòi hỏi nhiều nhu cầu về nguyên liệu thô. Trong bài diễn văn thông báo kế hoạch nói trên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố đến năm 2015 Trung Quốc sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch xuống còn 88,6% mức cung, giảm 16% tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/GDP và giảm 17% tỷ lệ khí thải CO2/GDP.
Trung Quốc cũng sẽ tăng thuế khai thác tài nguyên khoáng sản và có thể sẽ tăng thuế môi trường. Tăng trưởng mục tiêu của Trung Quốc được giảm từ 7,5% xuống còn 7%.
Tuy nhiên, các định hướng nêu trên sẽ không giúp giảm nhu cầu về nguyên liệu của Trung Quốc trong tương lai gần. Chẳng hạn với quặng sắt, nguyên liệu để sản xuất thép, nhu cầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên. Kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc xây thêm 36 triệu căn hộ giá rẻ trong năm năm tới, nhằm hỗ trợ người nghèo ở các đô thị sẽ thổi bùng nhu cầu về vật liệu xây dựng như sắt thép và xi măng.
Các nhà phân tích cho rằng các nhân tố trên sẽ hỗ trợ giá quặng sắt trong năm năm tới, dự kiến sẽ ở mức 145 USD/tấn trong năm nay, nhưng sẽ giảm xuống còn 120 USD/tấn vào năm tới do sẽ có thêm nhiều công ty cung cấp ra thị trường.
Về than, các nhà phân tích cho rằng kế hoạch năm năm của Trung Quốc có thể sẽ kích thích xuất khẩu than của nước này và ngành sản xuất than trong nước đang tìm cách củng cố sức cạnh tranh. Thuế nội địa tăng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng sẽ khiến than đá trở nên đắt đỏ hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu than lớn thứ hai thế giới, giúp mặt hàng này đứng giá ở mức 130 USD/tấn.
Kế hoạch năm năm của Trung Quốc cũng sẽ tác động lớn đến thị trường khí đốt, do nước này đặt mục tiêu chuyển dần sang dùng khí đốt và các dạng năng lượng phi hóa thạch.
Theo kế hoạch của Cơ quan Năng lượng Quốc gia, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 90 tỷ m3 khí/năm vào năm 2015, đồng thời tự sản xuất 170 tỷ m3.
Mặc dù từ trước đến nay Trung Quốc không nhập khẩu nhiều khí đốt, nhưng điều này có thể sớm thay đổi. Năm ngoái, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc tăng 69% lên 9,4 triệu tấn. Các tập đoàn năng lượng quốc doanh Sinopec và Cnooc đang xúc tiến ký các hợp đồng lâu dài để nhập khẩu khí đốt từ Australia và Trung Đông.
Kế hoạch kinh tế mới của Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu về urani. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, nước này có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu urani lớn nhất thế giới vào năm 2030, và nhu cầu về điện hạt nhân có thể sẽ lớn hơn mục tiêu 7-8% tổng công suất điện quốc gia mà chính phủ đã đặt ra. Vì thế, sự sôi động trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa./.
Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Tài chính (Anh) ngày 8/3, lâu nay Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất thế giới và điều này sẽ không thay đổi từ nay cho đến năm 2015.
Kế hoạch phát triển kinh tế năm năm 2011-2015 sẽ thể hiện mức độ tiêu dùng của Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô, từ quặng sắt cho tới bông.
Mặc dù kế hoạch này đặt trọng tâm dịch chuyển nền kinh tế theo hướng tăng trưởng sạch hơn, chậm hơn, song các nhà phân tích cho rằng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc sẽ ngốn ít nguyên liệu thô hơn.
Chuyên gia Graeme Train tại công ty Macquarie nói: “Nhu cầu hàng hóa trong năm năm tới của Trung Quốc sẽ vẫn cao. Sự khác biệt chủ yếu chỉ là tốc độ tăng nhu cầu sẽ chậm lại đáng kể." Ông Train cho rằng tốc độ tăng về nhu cầu thép sẽ chậm lại còn 6-7%/năm, sau khi đạt mức tăng trung bình 17% trong 10 năm qua.
Thoáng nhìn qua, có vẻ như nhiều mục tiêu tăng trưởng mới của Trung Quốc sẽ không đòi hỏi nhiều nhu cầu về nguyên liệu thô. Trong bài diễn văn thông báo kế hoạch nói trên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố đến năm 2015 Trung Quốc sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch xuống còn 88,6% mức cung, giảm 16% tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/GDP và giảm 17% tỷ lệ khí thải CO2/GDP.
Trung Quốc cũng sẽ tăng thuế khai thác tài nguyên khoáng sản và có thể sẽ tăng thuế môi trường. Tăng trưởng mục tiêu của Trung Quốc được giảm từ 7,5% xuống còn 7%.
Tuy nhiên, các định hướng nêu trên sẽ không giúp giảm nhu cầu về nguyên liệu của Trung Quốc trong tương lai gần. Chẳng hạn với quặng sắt, nguyên liệu để sản xuất thép, nhu cầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên. Kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc xây thêm 36 triệu căn hộ giá rẻ trong năm năm tới, nhằm hỗ trợ người nghèo ở các đô thị sẽ thổi bùng nhu cầu về vật liệu xây dựng như sắt thép và xi măng.
Các nhà phân tích cho rằng các nhân tố trên sẽ hỗ trợ giá quặng sắt trong năm năm tới, dự kiến sẽ ở mức 145 USD/tấn trong năm nay, nhưng sẽ giảm xuống còn 120 USD/tấn vào năm tới do sẽ có thêm nhiều công ty cung cấp ra thị trường.
Về than, các nhà phân tích cho rằng kế hoạch năm năm của Trung Quốc có thể sẽ kích thích xuất khẩu than của nước này và ngành sản xuất than trong nước đang tìm cách củng cố sức cạnh tranh. Thuế nội địa tăng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng sẽ khiến than đá trở nên đắt đỏ hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu than lớn thứ hai thế giới, giúp mặt hàng này đứng giá ở mức 130 USD/tấn.
Kế hoạch năm năm của Trung Quốc cũng sẽ tác động lớn đến thị trường khí đốt, do nước này đặt mục tiêu chuyển dần sang dùng khí đốt và các dạng năng lượng phi hóa thạch.
Theo kế hoạch của Cơ quan Năng lượng Quốc gia, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 90 tỷ m3 khí/năm vào năm 2015, đồng thời tự sản xuất 170 tỷ m3.
Mặc dù từ trước đến nay Trung Quốc không nhập khẩu nhiều khí đốt, nhưng điều này có thể sớm thay đổi. Năm ngoái, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc tăng 69% lên 9,4 triệu tấn. Các tập đoàn năng lượng quốc doanh Sinopec và Cnooc đang xúc tiến ký các hợp đồng lâu dài để nhập khẩu khí đốt từ Australia và Trung Đông.
Kế hoạch kinh tế mới của Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu về urani. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, nước này có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu urani lớn nhất thế giới vào năm 2030, và nhu cầu về điện hạt nhân có thể sẽ lớn hơn mục tiêu 7-8% tổng công suất điện quốc gia mà chính phủ đã đặt ra. Vì thế, sự sôi động trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới sẽ còn tiếp tục một thời gian nữa./.
Vũ Hội (TTXVN/Vietnam+)