Để đối phó với thách thức ngày càng tăng mạnh về an ninh lương thực, Trung Quốc bắt đầu tăng cường trồng khoai tây và nghiên cứu tạo các giống khoai tây mới cho năng suất cao.
Thách thức trên xuất phát từ việc dân số Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới song diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/10 diện tích đất nông nghiệp toàn cầu. Trong khi đó, các thành phố ở nước này đang được mở rộng với tốc độ rất nhanh khiến diện tích đất trồng trọt càng thu hẹp mạnh, và vấn đề nước tưới cũng ngày càng trở nên khó khăn.
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, tới năm 2030, dân số nước này sẽ tăng lên mức 1,5 tỷ người, và do vậy nước này cần sản xuất thêm mỗi năm 100 triệu tấn lương thực.
Khoai tây có thể là giải pháp cho vấn đề trên vì cần ít nước tưới hơn so với lúa và lúa mì, đồng thời lại cho lượng calo lớn hơn nhiều so với các loại cây thương thực khác được trồng trên cùng diện tích. Tại các vùng trồng lúa ở miền Nam Trung Quốc, nông dân có thể trồng loại khoai tây ngắn ngày giữa hai vụ lúa trong năm.
Các công ty chế biến thực phẩm cũng nhanh chóng vào cuộc với việc sử dụng khoai tây chế biến thành các món ăn hợp với khẩu vị người dân như bánh bao, mì sợi, bánh gatô.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển những giống khoai tây lạ. Thậm chí, họ còn đưa cả hạt giống khoai tây lên tàu vũ trụ để phát triển giống mới vì cho rằng ở trạng thái không trọng lượng có thể tạo ra giống khoai tây đặc biệt cho nhiều chất dinh dưỡng hơn./.
Thách thức trên xuất phát từ việc dân số Trung Quốc chiếm 1/5 dân số thế giới song diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/10 diện tích đất nông nghiệp toàn cầu. Trong khi đó, các thành phố ở nước này đang được mở rộng với tốc độ rất nhanh khiến diện tích đất trồng trọt càng thu hẹp mạnh, và vấn đề nước tưới cũng ngày càng trở nên khó khăn.
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, tới năm 2030, dân số nước này sẽ tăng lên mức 1,5 tỷ người, và do vậy nước này cần sản xuất thêm mỗi năm 100 triệu tấn lương thực.
Khoai tây có thể là giải pháp cho vấn đề trên vì cần ít nước tưới hơn so với lúa và lúa mì, đồng thời lại cho lượng calo lớn hơn nhiều so với các loại cây thương thực khác được trồng trên cùng diện tích. Tại các vùng trồng lúa ở miền Nam Trung Quốc, nông dân có thể trồng loại khoai tây ngắn ngày giữa hai vụ lúa trong năm.
Các công ty chế biến thực phẩm cũng nhanh chóng vào cuộc với việc sử dụng khoai tây chế biến thành các món ăn hợp với khẩu vị người dân như bánh bao, mì sợi, bánh gatô.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang phát triển những giống khoai tây lạ. Thậm chí, họ còn đưa cả hạt giống khoai tây lên tàu vũ trụ để phát triển giống mới vì cho rằng ở trạng thái không trọng lượng có thể tạo ra giống khoai tây đặc biệt cho nhiều chất dinh dưỡng hơn./.
Phạm Thảo (Vietnam+)