Trung tâm nghiên cứu Kinh thành đạt nhiều dấu ấn

Trung tâm nghiên cứu Kinh thành ra đời đáp ứng xu hướng phát triển của ngành khảo cổ học đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Ngày 13/1, tại Lễ ra mắt Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, Tiến sĩ Bùi MinhTrí, Giám đốc Trung tâm cho biết: Kế thừa những thành quả và kinh nghiệm của Banchủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long (tiền thân của Trung tâm), Trung tâm đãtừng bước ổn định cơ cấu tổ chức, chủ động triển khai thực hiện, phấn đấu hoànthành các nhiệm vụ được giao.

Thành tựu quan trọng nhất là lần đầu tiên Trung tâm đã áp dụng và hoànthành việc đưa hệ thống mã số ký hiệu khảo cổ học mang tính quy chuẩn quốc tếvào từng di tích, từng bộ phận cấu thành di tích của từng thời kỳ tại khu A - BHoàng thành Thăng Long, phục vụ hiệu quả cho việc lập hồ sơ khoa học về di tíchtrong tương lai.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Trung tâm đã nghiên cứu xâydựng nội dung và tổ chức thiết kế trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm NhàQuốc hội. Trung tâm cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu của Dự án chỉnh lý,nghiên cứu, bảo quản và phát huy giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long;chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các điều kiện bàn giao di tích khu A - B Hoàng thànhThăng Long cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức quản lý vào cuốitháng 12 năm 2011.

[Kết quả nghiên cứu mới về Kinh thành Thăng Long]


Trung tâm nghiên cứu Kinh thành ra đời đáp ứng xu hướng phát triển củangành khảo cổ học đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và chiến lược pháttriển chung của ngành khoa học xã hội; yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giágiá trị khu di tích khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long.

Là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,Trung tâm thực hiện nghiên cứu khoa học chuyên sâu và toàn diện về khảo cổ họcđô thị và các vấn đề lịch sử, văn hóa các di tích kinh thành cổ của Việt Namtrong lịch sử; kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khảo cổ học đô thị,bảo quản di vật, bảo tồn di tích khảo cổ học; cung cấp những luận cứ khoa họccho việc hoạch định đường lối, chiến lược quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trịdi sản văn hóa dân tộc./.

Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bến Tre: Rực rỡ sắc màu tại làng hoa giấy Phú Sơn

Bến Tre: Rực rỡ sắc màu tại làng hoa giấy Phú Sơn

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tuyến đường đi qua làng hoa giấy Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, trở nên rực rỡ sắc màu bởi hàng nghìn chậu hoa giấy bung nở trong ánh nắng mùa Xuân.