Cách đây 35 năm, vào lúc 5 giờ 40 phút ngày 9/4/1975, Quân đoàn 4 nổ súng tấn công thị xã Xuân Lộc. Sư đoàn 7 được lệnh tấn công hướng chủ yếu, đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 18 ngụy.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, phóng viên Báo Tin Tức đã phỏng vấn Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 7, người chỉ huy trực tiếp hướng tấn công chủ yếu này.
“Sau khi đập tan cứ điểm chi khu Định Quán, Sư 7 trong tư thế bừng bừng chiến thắng đang thần tốc hành quân giải phóng thành phố Đà Lạt, bỗng chúng tôi nhận lệnh quay về xuôi chuẩn bị tham gia trận chiến quan trọng Xuân Lộc (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai hiện nay). Đó là thời điểm những ngày đầu của tháng 4/1975 đầy vinh quang,” Trung tướng Lê Nam Phong nhớ lại.
-Trung tướng có thể cho biết vài nét về đặc điểm chiến trường lúc đó? Tương quan giữa ta và địch như thế nào?
Trung tướng Lê Nam Phong: Phải nói cuộc chiến Xuân Lộc là cuộc đọ sức đối mặt với kẻ thù hung hãn do Mỹ tạo dựng ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Cứ điểm Xuân Lộc được trang bị đầy đủ, được chi viện hỏa lực tối đa và là điểm trọng tâm của địch trong việc ngăn chặn đà giải phóng như vũ bão của quân ta. Đây là điểm phòng thủ mạnh của địch ở cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn và Tướng Wây – en, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ đã cảnh báo với chế độ ngụy: Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn. Nói như vậy để biết quyết tâm của địch phải bằng mọi giá bảo vệ cứ điểm này như thế nào.
Với Xuân Lộc, đây là trận chiến sống mái của Sư đoàn 7 khi được Quân đoàn 4 tin tưởng giao cho hướng tiến công chủ yếu, đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 18 ngụy. Ta cơ bản chỉ có Quân đoàn 4, trong khi về lực lượng địch có khoảng hơn 12.000 quân, bao gồm: Sư đoàn 18 bộ binh, Lữ đoàn 1 dù, Liên đoàn 3 biệt động quân... do chính Chuẩn tướng ngụy Lê Minh Đảo chỉ huy.
-Diễn biến trận đánh như thế nào thưa Trung tướng?
Trung tướng Lê Nam Phong: Đúng 5 giờ 40 phút sáng ngày 9/4/1975, ta nổ súng tấn công trực diện vào kẻ thù. Trong ngày chiến đấu đầu tiên, quân ta đã rất mau chóng chiếm được 2/3 thị xã và đưa được ba tiểu đoàn vào chốt bên trong. Riêng hướng Sư đoàn 7 do tôi trực tiếp chỉ huy không đột phá được, lực lượng bị tiêu hao rất nhiều...
- Trung tướng có thể cho biết nguyên nhân tại sao không?
Trung tướng Lê Nam Phong: Chiến sự Xuân Lộc diễn biến rất phức tạp. Mặc dù về chiến lược, địch đang bị rối loạn, đổ vỡ, nhưng do đây là vị trí then chốt sống còn của quân địch nên chúng tổ chức phòng thủ rất kiên cố, chuẩn bị kỹ và tăng cường mạnh nên tạm thời đã gây cho ta nhiều tổn thất, ngăn chặn sức mạnh tiến công như vũ bão của quân ta.
- Trước tình hình khó khăn như thế, quân ta đã làm gì để giành được chiến thắng cuối cùng?
Trung tướng Lê Nam Phong: Sau những trở ngại ban đầu, ngay lập tức chúng ta đã nhanh chóng thay đổi cách đánh, chuyển từ tiến công các mục tiêu và vị trí then chốt sang đánh đường số 1, bao vây, cô lập Xuân Lộc. Kết quả, các ngày 16, 17, 20 là những thời điểm khó quên đối với những ai trực tiếp tham gia trận đánh Xuân Lộc khi tin chiến thắng dồn dập đổ về. Cuối cùng, ngày 21/4 chúng ta đã giải phóng hoàn toàn thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh và Sư đoàn 7 lại hòa cùng những cánh quân khác hát vang bài khải hoàn thần tốc giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
- Bây giờ khi chiến tranh đã qua đi, đất nước hoàn toàn thống nhất, nhìn lại trận chiến năm xưa Trung tướng có thể cho biết cảm nghĩ của mình?
Trung tướng Lê Nam Phong: Chiến thắng Xuân Lộc đầy vinh quang nhưng cũng để lại trong tôi nhiều nỗi niềm trong cuộc đời binh nghiệp nhất. Đây là nơi xảy ra những trận đánh vô cùng ác liệt được ghi vào sử sách và là nơi quân dân ta đã bước qua những thử thách vô cùng to lớn, khốc liệt. Tuy chúng ta có bị tổn thất lớn nhưng cũng là nơi quân đội ta đã nêu cao khí phách anh hùng quyết chiến, quyết thắng. Chiến dịch Xuân Lộc là trận công kích quy mô lớn nhất của Quân đoàn 4 kể từ ngày thành lập và là nơi Sư đoàn 7 chúng tôi hy sinh nhiều xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Trung tướng có điều gì muốn nhắn nhủ với thế hệ trẻ, đặc biệt là với những cán bộ, chiến sĩ hôm nay?
Trung tướng Lê Nam Phong: Thế hệ chúng tôi khi đi chiến đấu rất ít được học hành đến nơi đến chốn. Để có những đóng góp nhỏ bé vào công cuộc thống nhất, bảo vệ đất nước, tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thiện, nâng cao được kiến thức văn hóa của mình. Vì vậy, điều đầu tiên tôi mong muốn là các cháu sau này không được sao nhãng việc học tập, rèn luyện. Quân đội chúng ta là quân đội nhân dân nên phải lấy dân làm gốc. Thật sự thương dân, giúp đỡ nhân dân. Tất nhiên, ngoài các điều trên không thể thiếu sự trung thành tuyệt đối với Đảng, ý chí quyết tâm và một bản lĩnh chính trị thật vững vàng.
- Xin cảm ơn và kính chúc Trung tướng mạnh khỏe, hạnh phúc!
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, phóng viên Báo Tin Tức đã phỏng vấn Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 7, người chỉ huy trực tiếp hướng tấn công chủ yếu này.
“Sau khi đập tan cứ điểm chi khu Định Quán, Sư 7 trong tư thế bừng bừng chiến thắng đang thần tốc hành quân giải phóng thành phố Đà Lạt, bỗng chúng tôi nhận lệnh quay về xuôi chuẩn bị tham gia trận chiến quan trọng Xuân Lộc (thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai hiện nay). Đó là thời điểm những ngày đầu của tháng 4/1975 đầy vinh quang,” Trung tướng Lê Nam Phong nhớ lại.
-Trung tướng có thể cho biết vài nét về đặc điểm chiến trường lúc đó? Tương quan giữa ta và địch như thế nào?
Trung tướng Lê Nam Phong: Phải nói cuộc chiến Xuân Lộc là cuộc đọ sức đối mặt với kẻ thù hung hãn do Mỹ tạo dựng ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Cứ điểm Xuân Lộc được trang bị đầy đủ, được chi viện hỏa lực tối đa và là điểm trọng tâm của địch trong việc ngăn chặn đà giải phóng như vũ bão của quân ta. Đây là điểm phòng thủ mạnh của địch ở cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn và Tướng Wây – en, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ đã cảnh báo với chế độ ngụy: Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn. Nói như vậy để biết quyết tâm của địch phải bằng mọi giá bảo vệ cứ điểm này như thế nào.
Với Xuân Lộc, đây là trận chiến sống mái của Sư đoàn 7 khi được Quân đoàn 4 tin tưởng giao cho hướng tiến công chủ yếu, đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 18 ngụy. Ta cơ bản chỉ có Quân đoàn 4, trong khi về lực lượng địch có khoảng hơn 12.000 quân, bao gồm: Sư đoàn 18 bộ binh, Lữ đoàn 1 dù, Liên đoàn 3 biệt động quân... do chính Chuẩn tướng ngụy Lê Minh Đảo chỉ huy.
-Diễn biến trận đánh như thế nào thưa Trung tướng?
Trung tướng Lê Nam Phong: Đúng 5 giờ 40 phút sáng ngày 9/4/1975, ta nổ súng tấn công trực diện vào kẻ thù. Trong ngày chiến đấu đầu tiên, quân ta đã rất mau chóng chiếm được 2/3 thị xã và đưa được ba tiểu đoàn vào chốt bên trong. Riêng hướng Sư đoàn 7 do tôi trực tiếp chỉ huy không đột phá được, lực lượng bị tiêu hao rất nhiều...
- Trung tướng có thể cho biết nguyên nhân tại sao không?
Trung tướng Lê Nam Phong: Chiến sự Xuân Lộc diễn biến rất phức tạp. Mặc dù về chiến lược, địch đang bị rối loạn, đổ vỡ, nhưng do đây là vị trí then chốt sống còn của quân địch nên chúng tổ chức phòng thủ rất kiên cố, chuẩn bị kỹ và tăng cường mạnh nên tạm thời đã gây cho ta nhiều tổn thất, ngăn chặn sức mạnh tiến công như vũ bão của quân ta.
- Trước tình hình khó khăn như thế, quân ta đã làm gì để giành được chiến thắng cuối cùng?
Trung tướng Lê Nam Phong: Sau những trở ngại ban đầu, ngay lập tức chúng ta đã nhanh chóng thay đổi cách đánh, chuyển từ tiến công các mục tiêu và vị trí then chốt sang đánh đường số 1, bao vây, cô lập Xuân Lộc. Kết quả, các ngày 16, 17, 20 là những thời điểm khó quên đối với những ai trực tiếp tham gia trận đánh Xuân Lộc khi tin chiến thắng dồn dập đổ về. Cuối cùng, ngày 21/4 chúng ta đã giải phóng hoàn toàn thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh và Sư đoàn 7 lại hòa cùng những cánh quân khác hát vang bài khải hoàn thần tốc giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
- Bây giờ khi chiến tranh đã qua đi, đất nước hoàn toàn thống nhất, nhìn lại trận chiến năm xưa Trung tướng có thể cho biết cảm nghĩ của mình?
Trung tướng Lê Nam Phong: Chiến thắng Xuân Lộc đầy vinh quang nhưng cũng để lại trong tôi nhiều nỗi niềm trong cuộc đời binh nghiệp nhất. Đây là nơi xảy ra những trận đánh vô cùng ác liệt được ghi vào sử sách và là nơi quân dân ta đã bước qua những thử thách vô cùng to lớn, khốc liệt. Tuy chúng ta có bị tổn thất lớn nhưng cũng là nơi quân đội ta đã nêu cao khí phách anh hùng quyết chiến, quyết thắng. Chiến dịch Xuân Lộc là trận công kích quy mô lớn nhất của Quân đoàn 4 kể từ ngày thành lập và là nơi Sư đoàn 7 chúng tôi hy sinh nhiều xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Trung tướng có điều gì muốn nhắn nhủ với thế hệ trẻ, đặc biệt là với những cán bộ, chiến sĩ hôm nay?
Trung tướng Lê Nam Phong: Thế hệ chúng tôi khi đi chiến đấu rất ít được học hành đến nơi đến chốn. Để có những đóng góp nhỏ bé vào công cuộc thống nhất, bảo vệ đất nước, tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thiện, nâng cao được kiến thức văn hóa của mình. Vì vậy, điều đầu tiên tôi mong muốn là các cháu sau này không được sao nhãng việc học tập, rèn luyện. Quân đội chúng ta là quân đội nhân dân nên phải lấy dân làm gốc. Thật sự thương dân, giúp đỡ nhân dân. Tất nhiên, ngoài các điều trên không thể thiếu sự trung thành tuyệt đối với Đảng, ý chí quyết tâm và một bản lĩnh chính trị thật vững vàng.
- Xin cảm ơn và kính chúc Trung tướng mạnh khỏe, hạnh phúc!
Trung tướng Lê Nam Phong tên thật Lê Hoàng Thống, sinh ngày 19/5/1927 tại xã Quỳnh Lưu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân nghèo. Ông tham gia cách mạng ngày 3/4/1944 và gần bốn năm sau đã được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ông nguyên là Tư lệnh Quân đoàn 1, Tham mưu phó mặt trận 719, Tham mưu trưởng Quân đoàn 4, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan lục quân 2... |
(Báo Tin Tức/Vietnam+)