Chỉ còn một ngày nữa, hàng triệu sĩ tử trên cả nước sẽ chính thức bắt đầu bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo các chuyên gia, đến thời điểm này, yếu tố thí sinh cần ưu tiên số một không phải là nỗ lực ôn tập mà phải quan tâm hàng đầu cho sức khỏe và chuẩn bị thật tốt tâm lý thi.
Sức khỏe là số 1
Thời gian cho kỳ thi đại học không còn nhiều nên các sĩ tử vẫn đang miệt mài đèn sách, tận dụng từng giờ từng phút.
Vừa đặt chân vào phòng trọ, em Nguyễn Thị Mơ, thí sinh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã mở vở ra ôn tập. Mơ cho biết, sáng nay em phải dậy từ hai giờ, ăn uống và chuẩn bị đồ đạc để ba giờ sáng bắt xe lên Hà Nội. Em đi sớm cho mát và để anh em kịp đón trước khi anh đi làm. “Em tương đối mệt nhưng nghĩ đến ngày thi đã cận kề em lại không sao ngủ được, đành mở vở ra học,” Mơ chia sẻ.
Tâm trạng của Mơ cũng là tâm lý chung của rất nhiều sĩ tử khi chỉ còn hơn một ngày nữa, các em sẽ bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh đại học, kỳ thi được coi là dấu mốc, có tính bước ngoặt và quan trọng nhất trong suốt 12 năm đèn sách.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, kỳ thi tuyển sinh diễn ra vào tháng 7, tháng nóng nhất trong năm với không khí oi nồng, bức bối của mùa hè, cộng thêm những cơn mưa giông bất chợt thường xuất hiện vào buổi chiều, điều này rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe thí sinh. Đặc biệt, các sĩ tử sau nhiều ngày tháng miệt mài đèn sách, sức khỏe giảm sút, cùng với những căng thẳng lo âu cho kỳ thi nên rất dễ ốm. Vì thế, cùng với việc ôn tập thì thí sinh nên ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe.
Trên thực tế, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nào cũng có trường hợp các thí sinh bị ốm, bị ngất ngay trong phòng thi.
Năm 2012, một nữ thí sinh của trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại đã ngất ngay tại cổng trường thi sau giờ thi môn Văn. Nguyên nhân do thí sinh này đã cố gắng ôn luyện quá nhiều trong khi phải làm bài môn văn căng thẳng liên tục trong 180 phút nên quá mệt mỏi.
Thí sinh Phan Thị Giang của trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Nghệ An kém may mắn hơn vì còn chưa làm xong bài thi của mình đã gục ngay trên bàn. Thậm chí, thí sinh Hoàng Thị Chi của trường Đại học Quy Nhơn còn ngất xỉu liên tục đến hai lần trong giờ thi môn văn, buộc giám thị phải đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Bình Định. Theo các bác sĩ, thí sinh bị choáng do căng thẳng và thời tiết nắng nóng.
Đây là bài học cho các sĩ tử vì nếu không giữ gìn sức khỏe, bị ốm trong ngày thi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đền hiệu quả làm bài, dẫn đến kết quả thi không tốt. "Miệt mài ôn tập cả năm nhưng ngày thi bị ốm sẽ thành công cốc," thầy Lâm nói.
Hít thở sâu để bình tĩnh hơn
Cũng theo thầy Lâm, cùng với việc chuẩn bị một sức khỏe tốt thì một tâm lý tốt khi bước vào phòng thi sẽ giúp cho thí sinh thêm nhiều phần thắng lợi.
Cụ thể, theo thầy Lâm, để xua tan cảm giác lo lắng, thậm chí run khi bước vào phòng thi, thí sinh không nên cố gắng rà soát lại các kiến thức đã học vì điều này không giúp các em nhớ được bài mà chỉ làm căng thẳng thêm. Thay vào đó, thí sinh hãy hít thở thật đều và thật sâu, nghĩ đến những điều vui vẻ không liên quan đến thi cử để tạo cảm giác thoải mái cho bản thân.
Sau khi nhận đề thi, thí sinh nên đọc lướt toàn bộ các câu hỏi để xác định độ khó, dễ và ưu tiên câu dễ làm trước, câu hỏi khó làm sau. Nếu sa đà vào câu hỏi khó trước, thí sinh rất có thể sẽ bị mất nhiều thời gian và bỏ lỡ cơ hội kiếm điểm ở câu hỏi dễ.
Trên trang Facebook cá nhân, giảng viên tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cũng chia sẻ cho thí sinh bí kíp để giữ được sự bình tĩnh, tự tin khi bước vào phòng thi. Cụ thể, để xua tan cảm giác lo lắng, các em có thể có nhiều cách, đơn giản như việc uống một cốc nước mát, mỉm cười với bạn ngồi cạnh hay vươn vai để khuấy động cơ thể.
Cũng theo thầy Hiếu, nếu vướng vào một câu hỏi khó hoặc không làm được bài trong khi thí sinh bên cạnh vẫn miệt mài viết, thí sinh thậm chí có thể tự an ủi mình bằng cách nghĩ “viết dài chưa chắc đã đúng” để bớt căng thẳng hơn.
Giữ gìn sức khỏe và bình tĩnh cũng là lời khuyên của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga dành cho thí sinh khi ngày thi đã cận kề, nhất là các thí sinh từ các địa phương xa lên thành phố, điều kiện sinh hoạt thay đổi nhiều. Theo Thứ trưởng Ga, khi vào phòng thi, "các em phải lưu ý chỉ mang những vật dụng được phép theo quy chế. Khi làm bài các em nên tìm những câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Các câu dễ có thể phân bố rải rác trong đề thi vì vậy các em cần lướt qua đề thi để làm chúng trước. Để làm bài tốt các em cần bình tĩnh, tự tin và có quyết tâm".
Ngày mai, 3/7, các thí sinh sẽ đến điểm thi để làm thủ tục dự thi và nhận phòng thi. Sáng ngày 4/7, các em sẽ dự thi môn đầu tiên, môn Toán, theo hình thức thi tự luận, thời gian làm bài là 180 phút./.
Sức khỏe là số 1
Thời gian cho kỳ thi đại học không còn nhiều nên các sĩ tử vẫn đang miệt mài đèn sách, tận dụng từng giờ từng phút.
Vừa đặt chân vào phòng trọ, em Nguyễn Thị Mơ, thí sinh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã mở vở ra ôn tập. Mơ cho biết, sáng nay em phải dậy từ hai giờ, ăn uống và chuẩn bị đồ đạc để ba giờ sáng bắt xe lên Hà Nội. Em đi sớm cho mát và để anh em kịp đón trước khi anh đi làm. “Em tương đối mệt nhưng nghĩ đến ngày thi đã cận kề em lại không sao ngủ được, đành mở vở ra học,” Mơ chia sẻ.
Tâm trạng của Mơ cũng là tâm lý chung của rất nhiều sĩ tử khi chỉ còn hơn một ngày nữa, các em sẽ bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh đại học, kỳ thi được coi là dấu mốc, có tính bước ngoặt và quan trọng nhất trong suốt 12 năm đèn sách.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, kỳ thi tuyển sinh diễn ra vào tháng 7, tháng nóng nhất trong năm với không khí oi nồng, bức bối của mùa hè, cộng thêm những cơn mưa giông bất chợt thường xuất hiện vào buổi chiều, điều này rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe thí sinh. Đặc biệt, các sĩ tử sau nhiều ngày tháng miệt mài đèn sách, sức khỏe giảm sút, cùng với những căng thẳng lo âu cho kỳ thi nên rất dễ ốm. Vì thế, cùng với việc ôn tập thì thí sinh nên ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe.
Trên thực tế, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nào cũng có trường hợp các thí sinh bị ốm, bị ngất ngay trong phòng thi.
Năm 2012, một nữ thí sinh của trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại đã ngất ngay tại cổng trường thi sau giờ thi môn Văn. Nguyên nhân do thí sinh này đã cố gắng ôn luyện quá nhiều trong khi phải làm bài môn văn căng thẳng liên tục trong 180 phút nên quá mệt mỏi.
Thí sinh Phan Thị Giang của trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Nghệ An kém may mắn hơn vì còn chưa làm xong bài thi của mình đã gục ngay trên bàn. Thậm chí, thí sinh Hoàng Thị Chi của trường Đại học Quy Nhơn còn ngất xỉu liên tục đến hai lần trong giờ thi môn văn, buộc giám thị phải đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Bình Định. Theo các bác sĩ, thí sinh bị choáng do căng thẳng và thời tiết nắng nóng.
Đây là bài học cho các sĩ tử vì nếu không giữ gìn sức khỏe, bị ốm trong ngày thi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đền hiệu quả làm bài, dẫn đến kết quả thi không tốt. "Miệt mài ôn tập cả năm nhưng ngày thi bị ốm sẽ thành công cốc," thầy Lâm nói.
Hít thở sâu để bình tĩnh hơn
Cũng theo thầy Lâm, cùng với việc chuẩn bị một sức khỏe tốt thì một tâm lý tốt khi bước vào phòng thi sẽ giúp cho thí sinh thêm nhiều phần thắng lợi.
Cụ thể, theo thầy Lâm, để xua tan cảm giác lo lắng, thậm chí run khi bước vào phòng thi, thí sinh không nên cố gắng rà soát lại các kiến thức đã học vì điều này không giúp các em nhớ được bài mà chỉ làm căng thẳng thêm. Thay vào đó, thí sinh hãy hít thở thật đều và thật sâu, nghĩ đến những điều vui vẻ không liên quan đến thi cử để tạo cảm giác thoải mái cho bản thân.
Sau khi nhận đề thi, thí sinh nên đọc lướt toàn bộ các câu hỏi để xác định độ khó, dễ và ưu tiên câu dễ làm trước, câu hỏi khó làm sau. Nếu sa đà vào câu hỏi khó trước, thí sinh rất có thể sẽ bị mất nhiều thời gian và bỏ lỡ cơ hội kiếm điểm ở câu hỏi dễ.
Trên trang Facebook cá nhân, giảng viên tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cũng chia sẻ cho thí sinh bí kíp để giữ được sự bình tĩnh, tự tin khi bước vào phòng thi. Cụ thể, để xua tan cảm giác lo lắng, các em có thể có nhiều cách, đơn giản như việc uống một cốc nước mát, mỉm cười với bạn ngồi cạnh hay vươn vai để khuấy động cơ thể.
Cũng theo thầy Hiếu, nếu vướng vào một câu hỏi khó hoặc không làm được bài trong khi thí sinh bên cạnh vẫn miệt mài viết, thí sinh thậm chí có thể tự an ủi mình bằng cách nghĩ “viết dài chưa chắc đã đúng” để bớt căng thẳng hơn.
Giữ gìn sức khỏe và bình tĩnh cũng là lời khuyên của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga dành cho thí sinh khi ngày thi đã cận kề, nhất là các thí sinh từ các địa phương xa lên thành phố, điều kiện sinh hoạt thay đổi nhiều. Theo Thứ trưởng Ga, khi vào phòng thi, "các em phải lưu ý chỉ mang những vật dụng được phép theo quy chế. Khi làm bài các em nên tìm những câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Các câu dễ có thể phân bố rải rác trong đề thi vì vậy các em cần lướt qua đề thi để làm chúng trước. Để làm bài tốt các em cần bình tĩnh, tự tin và có quyết tâm".
Ngày mai, 3/7, các thí sinh sẽ đến điểm thi để làm thủ tục dự thi và nhận phòng thi. Sáng ngày 4/7, các em sẽ dự thi môn đầu tiên, môn Toán, theo hình thức thi tự luận, thời gian làm bài là 180 phút./.
Phạm Mai (Vietnam+)