Đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 26 đã lập được nhiều chiến tích ngoài mong đợi. Niềm vui ấy được người hâm mộ hân hoan tán thưởng và kỳ vọng cho nền thể thao nước nhà ngày càng vươn cao. Bên cạnh đó, còn có những nỗi buồn, sự thất vọng bởi những môn thế mạnh, nhất là kết quả chưa được như mong đợi của đội bóng đá U23 Việt Nam.
Sau chuyến thi đấu vừa trở về Hà Nội, ngày 28/11 ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 26 đã có cuộc trò chuyện riêng với phóng viên TTXVN xung quanh những vấn đề mà dư luận cũng như chính ông đang quan tâm, trăn trở.
Vượt qua chính mình
- Phóng viên: Thưa ông, tâm trạng của ông lúc này thế nào?
Ông Lâm Quang Thành: Tâm trạng tôi vui nhiều hơn buồn; vui vì đoàn của chúng ta đã thi đấu rất xuất sắc, nhưng bên cạnh đó còn có nỗi niềm vì nhiều vận động viên được đặt hy vọng và cả đội U23 đã thi đấu không tốt, không dành được kết quả như mong muốn.
- Ông có thể cho biết khó khăn của đoàn chúng ta?
Ông Lâm Quang Thành: Chúng ta đã có quá trình chuẩn bị, tham gia SEA Games 26 rất khó khăn, từ điều kiện thực hiện, kế hoạch tập huấn, tập luyện, thành lập các đoàn thể thao… Mặc dù thi đấu ở 2 địa điểm Jakarta và Palembang, nhưng 43 đội tuyển quốc gia thuộc 36 môn thể thao đã cố gắng thi đấu, vượt lên chính mình để dành 288 huy chương, khẳng định nền thể thao của chúng ta thuộc nhóm đầu Đông Nam Á.
Chuẩn bị không tốt thất bại là hiển nhiên
- Kết quả đạt được là do chất lượng vận động viên của chúng ta được nâng lên, hay là do các nước chưa có sự đổi mới mạnh mẽ, thưa ông?
Ông Lâm Quang Thành: Tôi đánh giá cao sự cố gắng phấn đấu của nhiều vận động viên trẻ, chúng ta muốn tham dự SEA games là để đánh giá thực lực cũng như triển vọng, qua đó đầu tư phát triển. Tôi nghĩ ngày càng xuất hiện nhiều nhân tố mới và nhiều vận động viên rất trẻ, có huy chương vàng.
Chúng ta nên nhìn vào thực tế những nỗ lực đó và trân trọng những kết quả, thành tích các vận động viên đã đạt được. Trong đó, không chỉ thể hiện quá trình khổ luyện mà kể cả sự nỗ lực phấn đấu hết mình trong thi đấu. Không phải vì môn bóng đá thất bại mà làm giảm đi thành tích của cả đoàn thể thao Việt Nam. Còn thể thao các nước, tôi nghĩ chất lượng ngày càng được nâng cao, ví dụ như môn bóng đá họ tiến xa hơn nhiều.
- Việc đội U23 Việt Nam ra về tay trắng có phản ánh đúng thực lực? Nguyên nhân chính dẫn tới thất bại là gì thưa ông?
Ông Lâm Quang Thành: Chúng ta phải nhìn nhận, hiểu rõ quá trình chuẩn bị cho việc thi đấu của tất cả các môn thể thao, trong đó có bóng đá. Khi chúng ta chuẩn bị không tốt thì không có lực lượng mạnh nhất, không đạt được thành tích cao là điều hiển nhiên. Tóm lại, với tư cách Trưởng đoàn tôi cảm nhận rằng thành tích vừa qua của đoàn thể thao Việt Nam là bước mở đầu cho sự phát triển. Khi chúng ta nhìn nhận, đánh giá được đúng thực lực của mình, có những định hướng mang tính chiến lược, mang tính đột phá hơn nữa, thì mới vươn tới tầm châu Á và thế giới được.
"Mổ xẻ" để ngăn chặn sự tụt hậu
- Ngoài bóng đá, ông còn không hài lòng với những bộ môn nào?
Ông Lâm Quang Thành: Tôi phải thừa nhận một số môn chúng ta đang tụt hậu, điều quan trọng là sau SEA Games này, chúng ta tìm các giải pháp khả thi, phù hợp để nỗ lực tránh sự tụt hậu như bóng bàn, quần vợt, bóng rổ, karatedo, cầu mây, bi sắt, xe đạp đường trường… Đó là những môn Olympic nên chúng ta cần phải quan tâm. Những môn không thành công phải được xem xét, mổ xẻ để trước hết ngăn chặn sự tụt hậu và có những giải pháp phù hợp phát triển trong tương lai.
- Theo ông chỉ tiêu chúng ta đặt ra phù hợp chưa và liệu nó có ảnh hưởng tới tâm lý và gây áp lực cho cầu thủ?
Ông Lâm Quang Thành: Chúng tôi đặt chỉ tiêu tối thiểu cho từng đội tuyển và toàn đoàn là 70 huy chương vàng. Điều đó có 2 ý nghĩa, một là chúng ta có mốc để phấn đấu. Hai là, không đặt áp lực thành tích đối với từng đội tuyển, nhất là những vận động viên trẻ tham gia lần đầu. Chính vì không đặt áp lực đó mà nhiều vận động viên trẻ đã cố gắng thể hiện hết năng lực, trình độ của mình. Có nhiều vận động viên đoạt huy chương vàng lần đầu như ở môn bắn súng trẻ, những môn võ…
- Qua SEA Games 26, chúng ta có được sự chuẩn bị như thế nào về nhân lực cho kỳ Olympic ở London (Anh) vào năm sau?
Ông Lâm Quang Thành: Những môn thế mạnh như cờ vua, thể dục dụng cụ, môn võ chúng ta tiếp tục phát huy. Điều đáng mừng là nhiều vận động viên trẻ đã khẳng định được mình ở SEA Games. Chúng tôi đang thống kê và đánh giá lại đội ngũ này ở từng môn để có định hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong số 96 huy chương vàng thì có 55 huy chương vàng của các môn trong chương trình thi Olympic, đấy là điều hết sức phấn khởi.
Trong nhóm bộ môn Olympic xu hướng hầu hết các nước Đông Nam Á đều có đầu tư lớn. Chúng ta có thế mạnh vượt trội ở một số môn như thể dục dụng cụ, điền kinh, kiếm, võ Judo, Taewondo, Canoeing và mặt bằng, trình độ của các nước là mạnh chứ không phải yếu đi.
- Ông nghĩ như thế nào khi những vận động viên chúng ta không đặt hy vọng lớn thì lại dành được huy chương vàng, còn những vận động viên được xem là hạt giống thì lại thất bại. Nguyên nhân có phải là do sự đầu tư chiều sâu, lâu dài còn hạn chế?
Ông Lâm Quang Thành: Thi đấu Thể thao còn phụ thuộc hoàn cảnh, điều kiện thi đấu. Những yếu tố khách quan, chủ quan, nó quyết định thành tích của các vận động viên. Tuy nhiên, trong thi đấu cũng còn sự bất ngờ. Với sự cạnh tranh thành tích thì sự bất ngờ và cơ hội được dành cho vận động trẻ bật lên, nếu họ có sự quyết tâm và sự tập luyện tốt thì sẽ đạt thành tích cao.
Những vận động viên kỳ cựu của chúng ta có sự cố gắng tối đa, tuy nhiên trong thi đấu, chính những vận động viên mạnh đó thường bị đối phương biết và nghiên cứu cách chơi rất kỹ. Thêm vào đó những vận động viên này lại có phần chủ quan như Văn Ngọc Tú, 4 lần vô địch SEA Games mà không thể lọt vào trận chung kết. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy được sự nghiệt ngã trong thể thao, thành tích không bao giờ giữ vững mãi mãi và đó chính là năng lực của con người.
Và giải pháp chinh phục vinh quang mới
- Vậy Tổng cục thể thao đã có sự chuẩn bị và đề ra chiến lược gì để phát triển thể thao thành tích cao trong giai đoạn tiếp theo?
Ông Lâm Quang Thành: Trong đợt vừa qua, chúng ta cũng đạt những thành tích cao nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Thứ nhất là xây dựng hệ thống đào tạo tài năng cho từng môn, đặc biệt là các môn Olympic. Tổng cục thể thao được Chính phủ giao hoàn thành trong tháng 12 này chương trình hành động phát triển thể thao nước ta theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn 2012-2016.
Trong 4 năm đó, từ Olympic 2012 đến Olympic 2016 chúng ta phải có bước đột phá mới, thay đổi về chất của thể thao Việt Nam. Chúng tôi đang xây dựng và tiếp tục hoàn chỉnh các dự án.
Thứ hai, trên cơ sở kết quả từng môn, chúng tôi cũng tổng kết, đề ra chiến lược phát triển cụ thể, đồng thời huy động nguồn lực để phát triển cho mỗi môn. Những năm qua, Nhà nước đầu tư là chính, kinh phí eo hẹp dẫn tới tiền ăn của các vận động viên không tăng.
Hiện nay thì các tổ chức xã hội, các liên đoàn, hiệp hội ngày càng có sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí lớn hơn. Bên cạnh đó, cũng do kinh phí eo hẹp nên chúng ta ít được tiếp xúc thi đấu ở những giải đấu lớn trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến chuyên môn rất nhiều.
Nhìn chung, sau SEA Games cũng thấy được thực lực của thể thao Việt Nam vẫn còn nhiều điều đáng lo. Chúng ta đang phải tính toán làm thế nào để không những phát triển thành tích hiện tại mà còn nỗ lực khắc phục sự xuống cấp, do vậy rất cần có những quyết sách quyết liệt hơn để tạo sự đột phá./.
Sau chuyến thi đấu vừa trở về Hà Nội, ngày 28/11 ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 26 đã có cuộc trò chuyện riêng với phóng viên TTXVN xung quanh những vấn đề mà dư luận cũng như chính ông đang quan tâm, trăn trở.
Vượt qua chính mình
- Phóng viên: Thưa ông, tâm trạng của ông lúc này thế nào?
Ông Lâm Quang Thành: Tâm trạng tôi vui nhiều hơn buồn; vui vì đoàn của chúng ta đã thi đấu rất xuất sắc, nhưng bên cạnh đó còn có nỗi niềm vì nhiều vận động viên được đặt hy vọng và cả đội U23 đã thi đấu không tốt, không dành được kết quả như mong muốn.
- Ông có thể cho biết khó khăn của đoàn chúng ta?
Ông Lâm Quang Thành: Chúng ta đã có quá trình chuẩn bị, tham gia SEA Games 26 rất khó khăn, từ điều kiện thực hiện, kế hoạch tập huấn, tập luyện, thành lập các đoàn thể thao… Mặc dù thi đấu ở 2 địa điểm Jakarta và Palembang, nhưng 43 đội tuyển quốc gia thuộc 36 môn thể thao đã cố gắng thi đấu, vượt lên chính mình để dành 288 huy chương, khẳng định nền thể thao của chúng ta thuộc nhóm đầu Đông Nam Á.
Chuẩn bị không tốt thất bại là hiển nhiên
- Kết quả đạt được là do chất lượng vận động viên của chúng ta được nâng lên, hay là do các nước chưa có sự đổi mới mạnh mẽ, thưa ông?
Ông Lâm Quang Thành: Tôi đánh giá cao sự cố gắng phấn đấu của nhiều vận động viên trẻ, chúng ta muốn tham dự SEA games là để đánh giá thực lực cũng như triển vọng, qua đó đầu tư phát triển. Tôi nghĩ ngày càng xuất hiện nhiều nhân tố mới và nhiều vận động viên rất trẻ, có huy chương vàng.
Chúng ta nên nhìn vào thực tế những nỗ lực đó và trân trọng những kết quả, thành tích các vận động viên đã đạt được. Trong đó, không chỉ thể hiện quá trình khổ luyện mà kể cả sự nỗ lực phấn đấu hết mình trong thi đấu. Không phải vì môn bóng đá thất bại mà làm giảm đi thành tích của cả đoàn thể thao Việt Nam. Còn thể thao các nước, tôi nghĩ chất lượng ngày càng được nâng cao, ví dụ như môn bóng đá họ tiến xa hơn nhiều.
- Việc đội U23 Việt Nam ra về tay trắng có phản ánh đúng thực lực? Nguyên nhân chính dẫn tới thất bại là gì thưa ông?
Ông Lâm Quang Thành: Chúng ta phải nhìn nhận, hiểu rõ quá trình chuẩn bị cho việc thi đấu của tất cả các môn thể thao, trong đó có bóng đá. Khi chúng ta chuẩn bị không tốt thì không có lực lượng mạnh nhất, không đạt được thành tích cao là điều hiển nhiên. Tóm lại, với tư cách Trưởng đoàn tôi cảm nhận rằng thành tích vừa qua của đoàn thể thao Việt Nam là bước mở đầu cho sự phát triển. Khi chúng ta nhìn nhận, đánh giá được đúng thực lực của mình, có những định hướng mang tính chiến lược, mang tính đột phá hơn nữa, thì mới vươn tới tầm châu Á và thế giới được.
"Mổ xẻ" để ngăn chặn sự tụt hậu
- Ngoài bóng đá, ông còn không hài lòng với những bộ môn nào?
Ông Lâm Quang Thành: Tôi phải thừa nhận một số môn chúng ta đang tụt hậu, điều quan trọng là sau SEA Games này, chúng ta tìm các giải pháp khả thi, phù hợp để nỗ lực tránh sự tụt hậu như bóng bàn, quần vợt, bóng rổ, karatedo, cầu mây, bi sắt, xe đạp đường trường… Đó là những môn Olympic nên chúng ta cần phải quan tâm. Những môn không thành công phải được xem xét, mổ xẻ để trước hết ngăn chặn sự tụt hậu và có những giải pháp phù hợp phát triển trong tương lai.
- Theo ông chỉ tiêu chúng ta đặt ra phù hợp chưa và liệu nó có ảnh hưởng tới tâm lý và gây áp lực cho cầu thủ?
Ông Lâm Quang Thành: Chúng tôi đặt chỉ tiêu tối thiểu cho từng đội tuyển và toàn đoàn là 70 huy chương vàng. Điều đó có 2 ý nghĩa, một là chúng ta có mốc để phấn đấu. Hai là, không đặt áp lực thành tích đối với từng đội tuyển, nhất là những vận động viên trẻ tham gia lần đầu. Chính vì không đặt áp lực đó mà nhiều vận động viên trẻ đã cố gắng thể hiện hết năng lực, trình độ của mình. Có nhiều vận động viên đoạt huy chương vàng lần đầu như ở môn bắn súng trẻ, những môn võ…
- Qua SEA Games 26, chúng ta có được sự chuẩn bị như thế nào về nhân lực cho kỳ Olympic ở London (Anh) vào năm sau?
Ông Lâm Quang Thành: Những môn thế mạnh như cờ vua, thể dục dụng cụ, môn võ chúng ta tiếp tục phát huy. Điều đáng mừng là nhiều vận động viên trẻ đã khẳng định được mình ở SEA Games. Chúng tôi đang thống kê và đánh giá lại đội ngũ này ở từng môn để có định hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong số 96 huy chương vàng thì có 55 huy chương vàng của các môn trong chương trình thi Olympic, đấy là điều hết sức phấn khởi.
Trong nhóm bộ môn Olympic xu hướng hầu hết các nước Đông Nam Á đều có đầu tư lớn. Chúng ta có thế mạnh vượt trội ở một số môn như thể dục dụng cụ, điền kinh, kiếm, võ Judo, Taewondo, Canoeing và mặt bằng, trình độ của các nước là mạnh chứ không phải yếu đi.
- Ông nghĩ như thế nào khi những vận động viên chúng ta không đặt hy vọng lớn thì lại dành được huy chương vàng, còn những vận động viên được xem là hạt giống thì lại thất bại. Nguyên nhân có phải là do sự đầu tư chiều sâu, lâu dài còn hạn chế?
Ông Lâm Quang Thành: Thi đấu Thể thao còn phụ thuộc hoàn cảnh, điều kiện thi đấu. Những yếu tố khách quan, chủ quan, nó quyết định thành tích của các vận động viên. Tuy nhiên, trong thi đấu cũng còn sự bất ngờ. Với sự cạnh tranh thành tích thì sự bất ngờ và cơ hội được dành cho vận động trẻ bật lên, nếu họ có sự quyết tâm và sự tập luyện tốt thì sẽ đạt thành tích cao.
Những vận động viên kỳ cựu của chúng ta có sự cố gắng tối đa, tuy nhiên trong thi đấu, chính những vận động viên mạnh đó thường bị đối phương biết và nghiên cứu cách chơi rất kỹ. Thêm vào đó những vận động viên này lại có phần chủ quan như Văn Ngọc Tú, 4 lần vô địch SEA Games mà không thể lọt vào trận chung kết. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy được sự nghiệt ngã trong thể thao, thành tích không bao giờ giữ vững mãi mãi và đó chính là năng lực của con người.
Và giải pháp chinh phục vinh quang mới
- Vậy Tổng cục thể thao đã có sự chuẩn bị và đề ra chiến lược gì để phát triển thể thao thành tích cao trong giai đoạn tiếp theo?
Ông Lâm Quang Thành: Trong đợt vừa qua, chúng ta cũng đạt những thành tích cao nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Thứ nhất là xây dựng hệ thống đào tạo tài năng cho từng môn, đặc biệt là các môn Olympic. Tổng cục thể thao được Chính phủ giao hoàn thành trong tháng 12 này chương trình hành động phát triển thể thao nước ta theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn 2012-2016.
Trong 4 năm đó, từ Olympic 2012 đến Olympic 2016 chúng ta phải có bước đột phá mới, thay đổi về chất của thể thao Việt Nam. Chúng tôi đang xây dựng và tiếp tục hoàn chỉnh các dự án.
Thứ hai, trên cơ sở kết quả từng môn, chúng tôi cũng tổng kết, đề ra chiến lược phát triển cụ thể, đồng thời huy động nguồn lực để phát triển cho mỗi môn. Những năm qua, Nhà nước đầu tư là chính, kinh phí eo hẹp dẫn tới tiền ăn của các vận động viên không tăng.
Hiện nay thì các tổ chức xã hội, các liên đoàn, hiệp hội ngày càng có sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí lớn hơn. Bên cạnh đó, cũng do kinh phí eo hẹp nên chúng ta ít được tiếp xúc thi đấu ở những giải đấu lớn trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến chuyên môn rất nhiều.
Nhìn chung, sau SEA Games cũng thấy được thực lực của thể thao Việt Nam vẫn còn nhiều điều đáng lo. Chúng ta đang phải tính toán làm thế nào để không những phát triển thành tích hiện tại mà còn nỗ lực khắc phục sự xuống cấp, do vậy rất cần có những quyết sách quyết liệt hơn để tạo sự đột phá./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)