Thời gian tổ chức thi kỳ thi không nên kéo quá dài, việc xét tuyển cũng cần có ngày chốt và cuốn “Những điều cần biết” vẫn nên in là những ý kiến trái chiều của hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trước những dự thảo đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012
Không nhất thiết phải đổi lịch thi
Thời gian thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đã được tổ chức thành… truyền thống trong suốt 10 năm qua: Đợt 1 vào các ngày 4 và 5/7, đợt hai vào các ngày 9 và 10/7 và đợt 3 vào các ngày 15 và 16/7.
Tuy nhiên, năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ tổ chức tất cả các đợt thi vào các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật. Theo đó, đợt 1 thi ngày 7 và 8/7, đợt 2 thi ngày 14 và 15/7, đợt 3 thi ngày 21 và 22/7.
Như vậy, theo lịch mới, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay sẽ kéo dài 15 ngày và rơi vào giữa tháng 7 thay vì 12 ngày và tập trung vào nửa đầu tháng 7 như mọi năm.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, việc giãn ngày thi và tổ chức thi vào cuối tuần nhằm giảm tình trạng ách tắc giao thông.
Tuy nhiên, lãnh đạo một số đại học cho rằng, việc kéo dài thời gian thi sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.
Ông Trần Văn Nam, Hiệu trưởng Đại học Đà Nẵng cho rằng, việc ùn tắc giao thông chỉ tập trung ở hai thành phố lớn, nhưng năm 2012, Bộ sẽ mở rộng điểm thi. Thí sinh ở Hải Phòng, Quảng Ninh dự thi vào các trường ở Hà Nội sẽ thi ở Hải Phòng. Thí sinh bốn tỉnh Nghệ An, Quảng Binh, Quảng Trị và Hà Tĩnh đăng ký vào các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh thi tại Vinh. Như vậy, việc ùn tắc sẽ giảm.
Mặt khác, các giờ thi cũng không trùng với giờ tắc đường. Thí sinh phải đi thi từ 6 giờ sáng. Giờ kết thúc thi trắc nghiệm vào 9 giờ 30 phút buổi sáng và khoảng 3 giờ đến 3 giờ 30 phút buổi chiều, không phải giờ cao điểm.
Trong khi đó, nếu kéo dài tới thời gian thi sẽ khiến người làm đề rất mệt mỏi vì phải đợi kỳ thi kết thúc mới được ra ngoài, giám thị căng thẳng, toàn bộ lực lượng tổ chức thi phải làm việc gần như hết tháng 7, thầy cô coi thi cũng không có thời gian nghỉ hè. “Bộ nên cố gắng rút gọn lại, tốt nhất là để như trước đây,” ông Nam kiến nghị.
Nhận định những ý kiến của các trường là xác đáng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết Bộ sẽ cân nhắc thêm vấn đề này để có quyết định phù hợp nhất.
Xét tuyển, không thể… vô thời hạn
Theo dự kiến đổi mới của Bộ, các trường sẽ được tự chủ xét tuyển, không quy định số đợt. Chậm nhất là ngày 31/12/2012, trường báo cáo kết quả xét tuyển cho Bộ. Sau thời gian này, nếu vẫn chưa đủ chỉ tiêu, các trường có thể tiếp tục xét tuyển.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đổi mới này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước: thí sịnh điểm cao không tìm được chỗ học trong khi nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu.
Tuy nhiên, việc không quy định hạn chót cho thời gian xét tuyển đã khiến không ít lãnh đạo các trường đại học băn khoăn.
Ủng hộ việc Bộ giao quyền tự chủ cho các trường, nhưng theo ông Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng Đại học Vinh, Bộ vẫn nên chấm dứt việc này ở một giai đoạn nào đó. “Tôi nghĩ nên để hạn chót ngày 10/10 là vừa,” ông Khoa kiến nghị.
Đây cũng là ý kiến của ông Trần Văn Nam, Hiệu trưởng Đại học Đà Nẵng. Ông Nam cho biết, dù đào tạo theo tín chỉ, học sinh học theo module nhưng cũng không thể bắt đầu khóa học quá muộn. Bộ nên giới hạn mốc thời gian xét tuyển,
Cần một ngày chốt cũng là ý kiến của ông Đỗ Hữu Tài, Hiệu trưởng Đại học Lạc Hồng.
Những băn khoăn này của các trường đã nhận được sự đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận. Theo Bộ trưởng Luận, việc xét tuyển không quy định cứng nhắc, nhưng phải chốt ngày và chốt trước 31/12. Thông tin cụ thể, Bộ sẽ nghiên cứu thêm.
Vẫn cần cuốn “Những điều cần biết”
Dự kiến bỏ in cuốn “Những điều cần biết” của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các đại học, cao đẳng.
Theo ông Đinh Xuân Khoa, cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” là cẩm nang cần thiết đối với đông đảo học sinh, phụ huynh nên Bộ vẫn nên in, nhất là với thí sinh ở vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện tiếp cận internet. Hơn nữa, việc tra cứu thông tin trên bản in sẽ thuận lợi hơn tra cứu trên máy tính.
Cùng ý kiến này, ông Nguyễn Văn Đính, Hiệu trưởng Đại học Hà Tĩnh cho rằng, vẫn nên phát hành cuốn cẩm nang này nhằm giúp thí sinh tìm hiểu thông tin về các trường một cách có hệ thống hơn.
Trước băn khoăn này của các trường, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, hiện hệ thống Internet ở các trường trung học phổ thông đã được hoàn thiện. Tập đoàn Viễn thông quân đội Vietel cũng đã cam kết với Bộ là nếu có bất cứ trường trung học phổ thông nào chưa kết nối internet, họ sẽ lắp đặt. Vì thế, việc in cuốn Những điều cần biết là không cần thiết, nhất là khi quyển tài liệu này quá dày do tập trung thông tin của hơn 400 trường.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Nam, Hiệu trưởng Đại học Đà Nẵng cho rằng, mạng thông tin không phải lúc nào cũng ổn định. Hơn nữa, dù có internet, các thí sinh khu vực nông thôn, miền núi cũng không dễ tra cứu vì kỹ năng không tốt. Vì thế, việc tuyên truyền thông tin qua cuốn “Những điều cần biết” vẫn hiệu quả hơn kênh trực tuyến.
Sự phản đối của hầu hết lãnh đạo các đại học đã khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng sẽ xem xét lại vấn đề này. Theo đó, Bộ sẽ đề nghị Nhà xuất bản Giáo dục nghiên cứu việc in “Những điều cần biết”, đồng thời, khuyến khích các nhà xuất bản khác in tài liệu này. Tuy nhiên, Bộ sẽ không chịu trách nhiệm về các thông tin được đăng tải.
Bên cạnh những vấn đề trên, các dự kiến đổi mới khác của Bộ như thêm khối A1, bổ sung cụm thi tại Hải Phòng và vấn đề tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia nhận được sự đồng thuận của hầu hết các trường nên sẽ được Bộ áp dụng ngay trong mùa tuyển sinh năm 2012./.
Không nhất thiết phải đổi lịch thi
Thời gian thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đã được tổ chức thành… truyền thống trong suốt 10 năm qua: Đợt 1 vào các ngày 4 và 5/7, đợt hai vào các ngày 9 và 10/7 và đợt 3 vào các ngày 15 và 16/7.
Tuy nhiên, năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ tổ chức tất cả các đợt thi vào các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật. Theo đó, đợt 1 thi ngày 7 và 8/7, đợt 2 thi ngày 14 và 15/7, đợt 3 thi ngày 21 và 22/7.
Như vậy, theo lịch mới, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay sẽ kéo dài 15 ngày và rơi vào giữa tháng 7 thay vì 12 ngày và tập trung vào nửa đầu tháng 7 như mọi năm.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, việc giãn ngày thi và tổ chức thi vào cuối tuần nhằm giảm tình trạng ách tắc giao thông.
Tuy nhiên, lãnh đạo một số đại học cho rằng, việc kéo dài thời gian thi sẽ kéo theo nhiều hệ lụy.
Ông Trần Văn Nam, Hiệu trưởng Đại học Đà Nẵng cho rằng, việc ùn tắc giao thông chỉ tập trung ở hai thành phố lớn, nhưng năm 2012, Bộ sẽ mở rộng điểm thi. Thí sinh ở Hải Phòng, Quảng Ninh dự thi vào các trường ở Hà Nội sẽ thi ở Hải Phòng. Thí sinh bốn tỉnh Nghệ An, Quảng Binh, Quảng Trị và Hà Tĩnh đăng ký vào các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh thi tại Vinh. Như vậy, việc ùn tắc sẽ giảm.
Mặt khác, các giờ thi cũng không trùng với giờ tắc đường. Thí sinh phải đi thi từ 6 giờ sáng. Giờ kết thúc thi trắc nghiệm vào 9 giờ 30 phút buổi sáng và khoảng 3 giờ đến 3 giờ 30 phút buổi chiều, không phải giờ cao điểm.
Trong khi đó, nếu kéo dài tới thời gian thi sẽ khiến người làm đề rất mệt mỏi vì phải đợi kỳ thi kết thúc mới được ra ngoài, giám thị căng thẳng, toàn bộ lực lượng tổ chức thi phải làm việc gần như hết tháng 7, thầy cô coi thi cũng không có thời gian nghỉ hè. “Bộ nên cố gắng rút gọn lại, tốt nhất là để như trước đây,” ông Nam kiến nghị.
Nhận định những ý kiến của các trường là xác đáng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết Bộ sẽ cân nhắc thêm vấn đề này để có quyết định phù hợp nhất.
Xét tuyển, không thể… vô thời hạn
Theo dự kiến đổi mới của Bộ, các trường sẽ được tự chủ xét tuyển, không quy định số đợt. Chậm nhất là ngày 31/12/2012, trường báo cáo kết quả xét tuyển cho Bộ. Sau thời gian này, nếu vẫn chưa đủ chỉ tiêu, các trường có thể tiếp tục xét tuyển.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đổi mới này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước: thí sịnh điểm cao không tìm được chỗ học trong khi nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu.
Tuy nhiên, việc không quy định hạn chót cho thời gian xét tuyển đã khiến không ít lãnh đạo các trường đại học băn khoăn.
Ủng hộ việc Bộ giao quyền tự chủ cho các trường, nhưng theo ông Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng Đại học Vinh, Bộ vẫn nên chấm dứt việc này ở một giai đoạn nào đó. “Tôi nghĩ nên để hạn chót ngày 10/10 là vừa,” ông Khoa kiến nghị.
Đây cũng là ý kiến của ông Trần Văn Nam, Hiệu trưởng Đại học Đà Nẵng. Ông Nam cho biết, dù đào tạo theo tín chỉ, học sinh học theo module nhưng cũng không thể bắt đầu khóa học quá muộn. Bộ nên giới hạn mốc thời gian xét tuyển,
Cần một ngày chốt cũng là ý kiến của ông Đỗ Hữu Tài, Hiệu trưởng Đại học Lạc Hồng.
Những băn khoăn này của các trường đã nhận được sự đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận. Theo Bộ trưởng Luận, việc xét tuyển không quy định cứng nhắc, nhưng phải chốt ngày và chốt trước 31/12. Thông tin cụ thể, Bộ sẽ nghiên cứu thêm.
Vẫn cần cuốn “Những điều cần biết”
Dự kiến bỏ in cuốn “Những điều cần biết” của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các đại học, cao đẳng.
Theo ông Đinh Xuân Khoa, cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” là cẩm nang cần thiết đối với đông đảo học sinh, phụ huynh nên Bộ vẫn nên in, nhất là với thí sinh ở vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện tiếp cận internet. Hơn nữa, việc tra cứu thông tin trên bản in sẽ thuận lợi hơn tra cứu trên máy tính.
Cùng ý kiến này, ông Nguyễn Văn Đính, Hiệu trưởng Đại học Hà Tĩnh cho rằng, vẫn nên phát hành cuốn cẩm nang này nhằm giúp thí sinh tìm hiểu thông tin về các trường một cách có hệ thống hơn.
Trước băn khoăn này của các trường, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, hiện hệ thống Internet ở các trường trung học phổ thông đã được hoàn thiện. Tập đoàn Viễn thông quân đội Vietel cũng đã cam kết với Bộ là nếu có bất cứ trường trung học phổ thông nào chưa kết nối internet, họ sẽ lắp đặt. Vì thế, việc in cuốn Những điều cần biết là không cần thiết, nhất là khi quyển tài liệu này quá dày do tập trung thông tin của hơn 400 trường.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Nam, Hiệu trưởng Đại học Đà Nẵng cho rằng, mạng thông tin không phải lúc nào cũng ổn định. Hơn nữa, dù có internet, các thí sinh khu vực nông thôn, miền núi cũng không dễ tra cứu vì kỹ năng không tốt. Vì thế, việc tuyên truyền thông tin qua cuốn “Những điều cần biết” vẫn hiệu quả hơn kênh trực tuyến.
Sự phản đối của hầu hết lãnh đạo các đại học đã khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng sẽ xem xét lại vấn đề này. Theo đó, Bộ sẽ đề nghị Nhà xuất bản Giáo dục nghiên cứu việc in “Những điều cần biết”, đồng thời, khuyến khích các nhà xuất bản khác in tài liệu này. Tuy nhiên, Bộ sẽ không chịu trách nhiệm về các thông tin được đăng tải.
Bên cạnh những vấn đề trên, các dự kiến đổi mới khác của Bộ như thêm khối A1, bổ sung cụm thi tại Hải Phòng và vấn đề tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia nhận được sự đồng thuận của hầu hết các trường nên sẽ được Bộ áp dụng ngay trong mùa tuyển sinh năm 2012./.
Phạm Mai (Vietnam+)