“Sắc đỏ” tiếp tục nhấn chìm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 6/7, khi mà quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) không đủ mạnh để trấn an tâm lý của giới đầu tư trước khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo về việc làm vào cuối ngày.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 59,05 điểm, tương đương 0,65%, xuống còn 9.0120,75 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc và Sydney của Australia, hai chỉ số Kospi và S&P/ASX200 cũng lần lượt mất 17,29 điểm (0,92%) và 11,4 điểm (0,27%), xuống còn 1.858,20 điểm và 4.157,8 điểm.
Đáng chú ý là giá cổ phiếu của tập đoàn điện tử danh tiếng “Xứ kim chi” Samsung Electronics cũng giảm, bất chấp việc công bố lợi nhuận hoạt động tăng cao kỷ lục trong quý 2/2012.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều.
Chỉ số Hang Seng gần như không dịch chuyển đáng kể so với phiên giao dịch trước, khi chỉ giảm 8,49 điểm (0,04%), xuống 19.800,64 điểm.
Còn chỉ số Shanghai Composite lại đảo chiều tăng tới 22,23 điểm (1,01%), lên 2.223,58 điểm, sau khi PBoC bất ngờ hạ lãi suất cơ bản nhằm cải thiện sức tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chững lại.
Sau một thời gian giới đầu tư phấp phỏng chờ đợi, chiều muộn ngày 5/7, ECB đã khép lại cuộc họp bàn chính sách với quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,75%, đồng thời hạ lãi suất huy động qua đêm đối với các ngân hàng gửi tiền tại ECB từ 0,25% xuống 0%.
Lãi suất này đóng vai trò như một mức sàn cho thị trường tiền tệ nên động thái của ECB có thể khuyến khích các ngân hàng cho vay lẫn nhau thay vì chỉ gửi tiền vào ECB. Việc ECB hạ chi phí vay mượn cho thấy ngân hàng này sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế châu Âu.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây không phải là "thần dược" đối với các vấn đề của Khu vực đồng tiền chung (Eurozone), bởi các khó khăn tại khu vực này xuất phát từ sự sụt giảm niềm tin vào tài chính quốc gia và hệ thống ngân hàng. Do đó, tác động của động thái này tới thị trường chứng khoán không lớn.
Cũng trong ngày này, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tuyên bố sẽ bơm thêm 50 tỷ bảng (78 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế đang đối mặt với suy thoái của nước này, đồng thời duy trì mức lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,5%.
Trong khi đó, PBoC cũng bất ngờ thông báo sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm đối với lãi suất tiền gửi thời hạn một năm, xuống còn 3% kể từ ngày 6/7. Lãi suất cho vay thời hạn một năm cũng sẽ được giảm 0,31 điểm phần trăm xuống 6%.
Đây là lần thứ hai trong năm nay PBoC cắt giảm các tỷ lệ lãi suất chủ chốt, giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc trong quý I/2012 đạt 8,1%, mức thấp nhất trong gần 3 năm qua.
Chính phủ Trung Quốc đã giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2012 xuống còn 7,5%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng thực tế 9,2% trong năm 2011 và 10,4% năm 2010.
Tuy nhiên, những thông tin trên dường như vẫn chưa đủ để “xoa dịu” tâm lý của giới đầu tư cổ phiếu, bởi trước đó, Chính phủ Mỹ công bố báo cáo cho hay chi tiêu tiêu dùng của nước này trong tháng 6/2012 đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, khi doanh số bán hàng của các tập đoàn bán lẻ tại nước này đều suy yếu.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi bản báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp trong tháng Sáu, được Chính phủ Mỹ công bố trong ngày 6/7.
Giới phân tích dự báo rằng trong tháng Sáu vừa qua, kinh tế Mỹ đã tạo được khoảng 90.000 việc làm mới và con số này sẽ không tạo được bước đột phá lớn về tỷ lệ thất nghiệp.
Tuy nhiên, tình hình việc làm sẽ có tác động đáng kể tới tâm lý nhà đầu tư, bởi lẽ nếu báo cáo này không tốt như mong đợi thì bức tranh kinh tế Mỹ vốn ảm đạm sẽ càng trở nên u ám hơn và khiến giới đầu tư trở nên hoang mang.
Sau khi đóng cửa nghỉ Lễ Độc lập vào ngày 4/7, Phố Wall đã mở cửa trở lại và kết thúc phiên giao dịch đêm hôm trước (5/7) trong “sắc đỏ,” do các số liệu kinh tế yếu kém mới công bố của Chính phủ Mỹ, bất chấp những động thái mới nhất từ một loạt các thể chế tài chính lớn trên toàn thế giới, bao gồm PBoC và ECB nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 47,15 điểm, tương đương 0,36%, xuống còn 12.896,67 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng hạ 6,44 điểm (0,47%), xuống 1.367,58 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số công nghệ Nasdaq lại gần như không biến động so với phiên trước, khi chỉ “nhích” 0,04 điểm, đứng ở mức 2.976,12 điểm.
Cũng trong phiên giao dịch 5/7, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều, khi tâm lý của các nhà kinh doanh bị đan xen bởi động thái mới nhất của ECB và số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ, cũng với hy vọng rằng trước tình hình này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiến gần hơn tới quyết định tung ra đợt nới lỏng có định lượng mới (QE3).
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,14%, lêm 5.692,63 điểm. Trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp lại hạ 1,17%, xuống còn 3.229,36 điểm, còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 0,45%, chốt ở mức 6.535,56 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 59,05 điểm, tương đương 0,65%, xuống còn 9.0120,75 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc và Sydney của Australia, hai chỉ số Kospi và S&P/ASX200 cũng lần lượt mất 17,29 điểm (0,92%) và 11,4 điểm (0,27%), xuống còn 1.858,20 điểm và 4.157,8 điểm.
Đáng chú ý là giá cổ phiếu của tập đoàn điện tử danh tiếng “Xứ kim chi” Samsung Electronics cũng giảm, bất chấp việc công bố lợi nhuận hoạt động tăng cao kỷ lục trong quý 2/2012.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều.
Chỉ số Hang Seng gần như không dịch chuyển đáng kể so với phiên giao dịch trước, khi chỉ giảm 8,49 điểm (0,04%), xuống 19.800,64 điểm.
Còn chỉ số Shanghai Composite lại đảo chiều tăng tới 22,23 điểm (1,01%), lên 2.223,58 điểm, sau khi PBoC bất ngờ hạ lãi suất cơ bản nhằm cải thiện sức tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chững lại.
Sau một thời gian giới đầu tư phấp phỏng chờ đợi, chiều muộn ngày 5/7, ECB đã khép lại cuộc họp bàn chính sách với quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,75%, đồng thời hạ lãi suất huy động qua đêm đối với các ngân hàng gửi tiền tại ECB từ 0,25% xuống 0%.
Lãi suất này đóng vai trò như một mức sàn cho thị trường tiền tệ nên động thái của ECB có thể khuyến khích các ngân hàng cho vay lẫn nhau thay vì chỉ gửi tiền vào ECB. Việc ECB hạ chi phí vay mượn cho thấy ngân hàng này sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế châu Âu.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây không phải là "thần dược" đối với các vấn đề của Khu vực đồng tiền chung (Eurozone), bởi các khó khăn tại khu vực này xuất phát từ sự sụt giảm niềm tin vào tài chính quốc gia và hệ thống ngân hàng. Do đó, tác động của động thái này tới thị trường chứng khoán không lớn.
Cũng trong ngày này, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tuyên bố sẽ bơm thêm 50 tỷ bảng (78 tỷ USD) nhằm kích thích nền kinh tế đang đối mặt với suy thoái của nước này, đồng thời duy trì mức lãi suất chủ chốt ở mức thấp kỷ lục 0,5%.
Trong khi đó, PBoC cũng bất ngờ thông báo sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm đối với lãi suất tiền gửi thời hạn một năm, xuống còn 3% kể từ ngày 6/7. Lãi suất cho vay thời hạn một năm cũng sẽ được giảm 0,31 điểm phần trăm xuống 6%.
Đây là lần thứ hai trong năm nay PBoC cắt giảm các tỷ lệ lãi suất chủ chốt, giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc trong quý I/2012 đạt 8,1%, mức thấp nhất trong gần 3 năm qua.
Chính phủ Trung Quốc đã giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2012 xuống còn 7,5%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng thực tế 9,2% trong năm 2011 và 10,4% năm 2010.
Tuy nhiên, những thông tin trên dường như vẫn chưa đủ để “xoa dịu” tâm lý của giới đầu tư cổ phiếu, bởi trước đó, Chính phủ Mỹ công bố báo cáo cho hay chi tiêu tiêu dùng của nước này trong tháng 6/2012 đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011, khi doanh số bán hàng của các tập đoàn bán lẻ tại nước này đều suy yếu.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi bản báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp trong tháng Sáu, được Chính phủ Mỹ công bố trong ngày 6/7.
Giới phân tích dự báo rằng trong tháng Sáu vừa qua, kinh tế Mỹ đã tạo được khoảng 90.000 việc làm mới và con số này sẽ không tạo được bước đột phá lớn về tỷ lệ thất nghiệp.
Tuy nhiên, tình hình việc làm sẽ có tác động đáng kể tới tâm lý nhà đầu tư, bởi lẽ nếu báo cáo này không tốt như mong đợi thì bức tranh kinh tế Mỹ vốn ảm đạm sẽ càng trở nên u ám hơn và khiến giới đầu tư trở nên hoang mang.
Sau khi đóng cửa nghỉ Lễ Độc lập vào ngày 4/7, Phố Wall đã mở cửa trở lại và kết thúc phiên giao dịch đêm hôm trước (5/7) trong “sắc đỏ,” do các số liệu kinh tế yếu kém mới công bố của Chính phủ Mỹ, bất chấp những động thái mới nhất từ một loạt các thể chế tài chính lớn trên toàn thế giới, bao gồm PBoC và ECB nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 47,15 điểm, tương đương 0,36%, xuống còn 12.896,67 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng hạ 6,44 điểm (0,47%), xuống 1.367,58 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số công nghệ Nasdaq lại gần như không biến động so với phiên trước, khi chỉ “nhích” 0,04 điểm, đứng ở mức 2.976,12 điểm.
Cũng trong phiên giao dịch 5/7, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều, khi tâm lý của các nhà kinh doanh bị đan xen bởi động thái mới nhất của ECB và số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ, cũng với hy vọng rằng trước tình hình này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiến gần hơn tới quyết định tung ra đợt nới lỏng có định lượng mới (QE3).
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,14%, lêm 5.692,63 điểm. Trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp lại hạ 1,17%, xuống còn 3.229,36 điểm, còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 0,45%, chốt ở mức 6.535,56 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)