Các thị trường chứng khoán châu Á đã biến động không đồng nhất trong những phút giao dịch đầu tiên của phiên 3/7 trong bối cảnh thị trường Phố Wall đêm trước (2/7) cũng biến động trái chiều do những lo ngại về tốc độ tăng trưởng bấp bênh và có chiều hướng chậm lại của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Mở cửa phiên 3/7, hai thị trường chính trong khu vực là Hong Kong và Nhật Bản tăng khá mạnh, trong đó Hang Seng của Hong Kong tiến thêm 1,30% (253,64 điểm) lên 19.695,10 điểm, còn Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng 10,17 điểm (0,11%) lên 9.013,65 điểm.
Thị trường Trung Quốc lại để mất điểm ngay từ lúc mở phiên khi các nhà đầu tư nước này tỏ ra lo ngại về tình hình kinh tế trong nước sau khi đại gia ngân hàng HSBC cho biết hoạt động công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 6 tiếp tục giảm tháng thứ 8 liên tiếp, do lượng đơn đặt hàng mới vẫn tiếp tục giảm sút. Chỉ số Shanghai Composite để mất 3,25 điểm (0,15%) xuống 2.222,86 điểm.
Đêm trước (2/7) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng biến động trái chiều sau khi thị trường đón nhận thông tin hoạt động công nghiệp tại Mỹ trong tháng 6 đã co lại lần đầu tiên trong gần 3 năm qua, làm dấy lên những lo ngại về động lực chủ chốt cho sự phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ, chỉ số PMI - thước đo sản lượng công nghiệp của một quốc gia, của nước này trong tháng 6 đã tụt xuống mức 49,7; giảm mạnh so với mức 53,5 của tháng 5.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2009, chỉ số này tụt xuống dưới mức 50 - mức được cho là ngành công nghiệp đang giảm phát.
Đóng cửa phiên 2/7, Dow Jones Industrial Average để mất 8,70 điểm (0,07%) về 12.871,39 điểm; S&P 500 tiến thêm 3,35 điểm (0,25%) lên 1.365,51 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq ghi thêm 16,18 điểm (+0,55%) lên 2.951,23 điểm.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, mức giảm không đến nỗi quá mạnh bởi nhà đầu tư hy vọng số liệu xấu trên có thể sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hướng tới một gói nới lỏng định lượng mới thứ ba (QE3) để xốc lại nền kinh tế.
Cùng ngày ở bên kia trời Âu, các thị trường vẫn duy trì được đà tăng đầy hứng khởi từ các phiên trước, và mọi quan tâm được tập trung vào nhóm các cổ phiếu ngân hàng.
Những số liệu kinh tế yếu kém của Khu vực Eurozone (tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao mới 11,1%; các chỉ số PMI tiếp tục co lại trên toàn châu Âu) không làm nản lòng các nhà đầu tư, mà ngược lại, khiến nhiều người hy vọng rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ cắt giảm các mức lãi suất cơ bản trong tuần này từ mức thấp kỷ lục hiện tại là 1,0%.
Đóng cửa phiên 2/7, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều tăng khá mạnh, trong đó FTSE 100 của Luân Đôn tăng 1,25% lên 5.640,64 điểm; DAX 30 của Đức tiến thêm 1,24% lên 6.496, 08 điểm và CAC 40 của Paris leo thêm 1,36% lên 3.240,20 điểm./.
Mở cửa phiên 3/7, hai thị trường chính trong khu vực là Hong Kong và Nhật Bản tăng khá mạnh, trong đó Hang Seng của Hong Kong tiến thêm 1,30% (253,64 điểm) lên 19.695,10 điểm, còn Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng 10,17 điểm (0,11%) lên 9.013,65 điểm.
Thị trường Trung Quốc lại để mất điểm ngay từ lúc mở phiên khi các nhà đầu tư nước này tỏ ra lo ngại về tình hình kinh tế trong nước sau khi đại gia ngân hàng HSBC cho biết hoạt động công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 6 tiếp tục giảm tháng thứ 8 liên tiếp, do lượng đơn đặt hàng mới vẫn tiếp tục giảm sút. Chỉ số Shanghai Composite để mất 3,25 điểm (0,15%) xuống 2.222,86 điểm.
Đêm trước (2/7) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng biến động trái chiều sau khi thị trường đón nhận thông tin hoạt động công nghiệp tại Mỹ trong tháng 6 đã co lại lần đầu tiên trong gần 3 năm qua, làm dấy lên những lo ngại về động lực chủ chốt cho sự phục hồi của nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Theo Viện Quản lý nguồn cung Mỹ, chỉ số PMI - thước đo sản lượng công nghiệp của một quốc gia, của nước này trong tháng 6 đã tụt xuống mức 49,7; giảm mạnh so với mức 53,5 của tháng 5.
Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2009, chỉ số này tụt xuống dưới mức 50 - mức được cho là ngành công nghiệp đang giảm phát.
Đóng cửa phiên 2/7, Dow Jones Industrial Average để mất 8,70 điểm (0,07%) về 12.871,39 điểm; S&P 500 tiến thêm 3,35 điểm (0,25%) lên 1.365,51 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq ghi thêm 16,18 điểm (+0,55%) lên 2.951,23 điểm.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, mức giảm không đến nỗi quá mạnh bởi nhà đầu tư hy vọng số liệu xấu trên có thể sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hướng tới một gói nới lỏng định lượng mới thứ ba (QE3) để xốc lại nền kinh tế.
Cùng ngày ở bên kia trời Âu, các thị trường vẫn duy trì được đà tăng đầy hứng khởi từ các phiên trước, và mọi quan tâm được tập trung vào nhóm các cổ phiếu ngân hàng.
Những số liệu kinh tế yếu kém của Khu vực Eurozone (tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao mới 11,1%; các chỉ số PMI tiếp tục co lại trên toàn châu Âu) không làm nản lòng các nhà đầu tư, mà ngược lại, khiến nhiều người hy vọng rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ cắt giảm các mức lãi suất cơ bản trong tuần này từ mức thấp kỷ lục hiện tại là 1,0%.
Đóng cửa phiên 2/7, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều tăng khá mạnh, trong đó FTSE 100 của Luân Đôn tăng 1,25% lên 5.640,64 điểm; DAX 30 của Đức tiến thêm 1,24% lên 6.496, 08 điểm và CAC 40 của Paris leo thêm 1,36% lên 3.240,20 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)