Tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 21/2, Viện vắcxin quốc tế cho biết vắcxin phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới sẽ được sản xuất vào năm 2015 sau khi thử nghiệm thành công vào năm 2012.
Công trình vắcxin sốt xuất huyết (DVI) có sự hợp tác của Viện vắcxin Sabin, Trường đại học John Hopkins và Tổ chức Y tế thế giới.
Công việc thử nghiệm sẽ được tập trung ở Colombia và Thái Lan nhằm lấy số liệu về mức độ ảnh hưởng của căn bệnh, tiềm năng nhu cầu, chi phí bệnh tật và xu hướng nhiễm bệnh. Ngoài ra, DVI cũng tiến hành nghiên cứu về nhu cầu cá nhân và chi phí ốm đau ở Brazil và Việt Nam.
Theo Viện vắcxin quốc tế, hàng năm có khoảng 3,6 tỷ người, chiếm 55% dân số thế giới, có nguy cơ bị sốt xuất huyết, chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới. Trong số 23 triệu ca sốt xuất huyết, khoảng 2 triệu người bị nặng, phần lớn là trẻ em. Con số tử vong lên tới 25.000 người hàng năm.
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue, với muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh.
Biểu hiện là xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức. Hiện nay điều trị chủ yếu là hạ sốt và truyền dịch, chưa có thuốc điều trị và các biện pháp phòng chống chưa hiệu quả.
Đây là loại bệnh nhiệt đới lây lan mạnh chỉ sau bệnh sốt rét. Mỹ Latinh và châu Á-Thái Bình Dương là nơi có nhiều bệnh nhân nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tỷ lệ sốt xuất huyết tăng 30 lần trong vòng nửa thế kỷ qua.
Tiến sỹ Joachim Hombach, quyền trưởng ban nghiên cứu công trình vắcxin của WHO cho biết: "Những hoạt động của DVI sẽ không chỉ tăng cường phát triển các vắcxin an toàn và hiệu quả mà còn đảm bảo các sản phẩm sẽ tới được những cộng đồng dân nghèo bị dịch bệnh hoành hành trên thế giới"./.
Công trình vắcxin sốt xuất huyết (DVI) có sự hợp tác của Viện vắcxin Sabin, Trường đại học John Hopkins và Tổ chức Y tế thế giới.
Công việc thử nghiệm sẽ được tập trung ở Colombia và Thái Lan nhằm lấy số liệu về mức độ ảnh hưởng của căn bệnh, tiềm năng nhu cầu, chi phí bệnh tật và xu hướng nhiễm bệnh. Ngoài ra, DVI cũng tiến hành nghiên cứu về nhu cầu cá nhân và chi phí ốm đau ở Brazil và Việt Nam.
Theo Viện vắcxin quốc tế, hàng năm có khoảng 3,6 tỷ người, chiếm 55% dân số thế giới, có nguy cơ bị sốt xuất huyết, chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới. Trong số 23 triệu ca sốt xuất huyết, khoảng 2 triệu người bị nặng, phần lớn là trẻ em. Con số tử vong lên tới 25.000 người hàng năm.
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue, với muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh.
Biểu hiện là xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức. Hiện nay điều trị chủ yếu là hạ sốt và truyền dịch, chưa có thuốc điều trị và các biện pháp phòng chống chưa hiệu quả.
Đây là loại bệnh nhiệt đới lây lan mạnh chỉ sau bệnh sốt rét. Mỹ Latinh và châu Á-Thái Bình Dương là nơi có nhiều bệnh nhân nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tỷ lệ sốt xuất huyết tăng 30 lần trong vòng nửa thế kỷ qua.
Tiến sỹ Joachim Hombach, quyền trưởng ban nghiên cứu công trình vắcxin của WHO cho biết: "Những hoạt động của DVI sẽ không chỉ tăng cường phát triển các vắcxin an toàn và hiệu quả mà còn đảm bảo các sản phẩm sẽ tới được những cộng đồng dân nghèo bị dịch bệnh hoành hành trên thế giới"./.
Lê Thanh/Geneva (Vietnam+)