Từ ngày 26/3/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định giảm một loạt các mức lãi suất chủ chốt xuống từ 0,5 đến 1 điểm %.
Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ 10%/năm xuống 9%/năm.
Bên cạnh đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên là 2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 8,5%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Mặt khác, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm.
Các khoản cho vay ngắn hạn bằng VND được áp dụng lãi suất cho vay tối đa theo quy định này là các khoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn để: Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao.
Cùng với việc hạ các mức lãi suất chủ chốt, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm niêm yết công khai mức lãi suất cho vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay đối với khách hàng, trừ một số khoản phí theo quy định.
Đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày 26/3/2013, lãi suất cho vay được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức thấp; thanh khoản của hệ thống ngân hàng cải thiện, thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất thị trường liên ngân hàng ổn định ở mức thấp, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất - kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, do sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp, khả năng hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp còn hạn chế.
Chính vì vậy, trong hai tuần qua, một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động của các kỳ hạn ngắn xuống như Vietcombank, Agribank, ACB, SCB.../.
Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ 10%/năm xuống 9%/năm.
Bên cạnh đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên là 2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 8,5%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Mặt khác, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm.
Các khoản cho vay ngắn hạn bằng VND được áp dụng lãi suất cho vay tối đa theo quy định này là các khoản cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn để: Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao.
Cùng với việc hạ các mức lãi suất chủ chốt, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm niêm yết công khai mức lãi suất cho vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay đối với khách hàng, trừ một số khoản phí theo quy định.
Đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày 26/3/2013, lãi suất cho vay được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức thấp; thanh khoản của hệ thống ngân hàng cải thiện, thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất thị trường liên ngân hàng ổn định ở mức thấp, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất - kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, do sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp, khả năng hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp còn hạn chế.
Chính vì vậy, trong hai tuần qua, một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động của các kỳ hạn ngắn xuống như Vietcombank, Agribank, ACB, SCB.../.
Minh Thúy (Vietnam+)