Thị trường năng lượng thế giới lên xuống thất thường trong suốt tuần qua bởi nhiều nhân tố đan xen từ tình hình bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, căng thẳng kéo dài xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, cũng như những động thái bất ngờ của một số thể chế tài chính hàng đầu thế giới.
Mở đầu tuần (ngày 2/7) tại thị trường Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ quay đầu đi xuống sau khi khép lại phiên giao dịch cuối tuần trước (29/6) với mức tăng mạnh. Các số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu nhập khẩu từ Iran được cho là hai nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm giá mặt hàng này.
Thống kê từ Viện quản lý nguồn cung Mỹ cho hay, chỉ số chế tạo của nước này trong tháng 6/2012 giảm từ mức 53,5 hồi tháng 5/2012 xuống 49,7, đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 7/2009 chỉ số này trượt qua ngưỡng 50 (mốc giữa suy giảm và tăng trưởng).
Trong khi đó, ngân hàng HSBC (Anh) lại cho biết tháng 6/2012 là tháng thứ 8 liên tiếp hoạt động chế tạo tại Trung Quốc (nước tiêu thụ năng lượng nhiều thứ hai thế giới) sụt giảm.
Tuy nhiên, ngay trong phiên giao dịch sau đó, giá dầu thô đã bất ngờ bật tăng mạnh trở lại, lên mức cao nhất trong vòng 5 tuần qua, sau khi các nghị sỹ Iran ủng hộ dự luật kêu gọi đóng cửa eo biển Hormuz đối với các tàu chở dầu tới châu Âu như một cách đáp trả lệnh trừng phạt dầu mỏ.
Thêm vào đó, giá “vàng đen” cũng được hỗ trợ bởi cuộc đình công kéo dài 10 ngày của hơn 700 công nhân ngành dầu mỏ ở Na Uy do tranh chấp về lương hưu, khiến tổng sản lượng của nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 8 thế giới này giảm 10%.
Đáng chú ý, khép lại phiên giao dịch này, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2012 tại thị trường London đã tăng tới 3,34 USD (3,4%), lên 100,68 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên từ ngày 6/6, giá dầu Brent đóng cửa trên ngưỡng 100 USD/thùng, sau khi mặt hàng này xác lập mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua là 88,49 USD/thùng vào ngày 22/6.
Mở cửa trở lại sau ngày nghỉ Lễ Độc lập (4/7), giá dầu New York lại biến động bất nhất với giá dầu Brent trong phiên giao dịch 5/7, do tâm lý trái ngược của giới đầu tư trước thông tin Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đồng loạt quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản.
Trong khi tại Na Uy, nghiệp đoàn tuyên bố phong tỏa nhà máy không cho công nhân dầu mỏ vào làm việc vẫn tiếp tục là nhân tố đe dọa nguồn cung năng lượng của nước này. Đúng như dự đoán, trước khi kết thúc cuộc họp bàn chính sách vào cuối ngày 5/7, lãnh đạo ECB đã quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,75%, đồng thời hạ lãi suất huy động qua đêm đối với các ngân hàng gửi tiền tại ECB từ 0,25% xuống 0%.
Đây được xem là một trong những nỗ lực của thể chế tài chính lớn nhất châu Âu này nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng kinh tế vốn mong manh của khu vực, song các nhà đầu tư vẫn tỏ ra thất vọng bởi họ cho rằng động thái này vẫn chưa đủ để “xoa dịu” tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng đang diễn ra tại Khu vực đồng tiền chung (Eurozone).
Trước đó, PBoC cũng bất ngờ thông báo sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm đối với lãi suất tiền gửi thời hạn một năm, xuống còn 3% kể từ ngày 6/7, lãi suất cho vay thời hạn một năm cũng sẽ được giảm 0,31 điểm phần trăm xuống 6%, nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế đang trên đà suy yếu của quốc gia này.
Đây có thể được coi là thông tin tốt lành, song lại không giúp các thị trường trên toàn cầu khởi sắc đáng kể bởi động thái mới nhất của PBoC khiến giới đầu tư phải đặt dấu hỏi lớn về tình hình tăng trưởng kinh tế hiện tại của Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà kinh doanh còn thận trọng chờ đợi báo cáo việc làm từ Chính phủ Mỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết định đầu tư nào.
Tuy nhiên, trái với mong đợi của nhiều người, bản báo cáo việc làm đáng thất vọng của Mỹ, cùng với sự tăng giá của đồng USD đã khiến nhiều nhà đầu tư rút khỏi lĩnh vực năng lượng trong phiên giao dịch cuối tuần (6/7).
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 giảm tới 2,77 USD, tương đương 3,2%, xuống còn 84,45 USD/thùng.
Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ phiên 21/6. Tính chung cả tuần, giá dầu giảm 0,6%, đánh dấu tuần giảm giá thứ 8 trong vòng 10 tuần qua của mặt hàng này. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tuột khỏi ngưỡng 100 USD/thùng khi hạ 2,51 USD, xuống còn 98,19 USD/thùng.
Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 6 vừa qua, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra được khoảng 80.000 việc làm mới, thấp hơn nhiều so với con số 90.000 mà giới phân tích đưa ra. Đây là tháng thứ ba liên tiếp số lượng việc làm mới tại Mỹ chưa tới 100.000 , chứng tỏ nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang vật lộn với những hậu quả của cuộc đại khủng hoảng đã chấm dứt cách đây ba năm. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 6/2012 vẫn ở mức cao (8,2%).
Bên cạnh đó, giá dầu thô còn chịu áp lực đi xuống mạnh mẽ khi tỷ giá giữa đồng USD và đồng euro bất ngờ vọt lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Kết thúc ngày 6/7, chỉ số USD, thước đo giá trị “đồng bạc xanh” với 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng mạnh lên 83,056 điểm, từ mức tương ứng 82,826 điểm vào cuối phiên giao dịch trước tại thị trường khu vực Bắc Mỹ./.
Mở đầu tuần (ngày 2/7) tại thị trường Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ quay đầu đi xuống sau khi khép lại phiên giao dịch cuối tuần trước (29/6) với mức tăng mạnh. Các số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu nhập khẩu từ Iran được cho là hai nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm giá mặt hàng này.
Thống kê từ Viện quản lý nguồn cung Mỹ cho hay, chỉ số chế tạo của nước này trong tháng 6/2012 giảm từ mức 53,5 hồi tháng 5/2012 xuống 49,7, đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 7/2009 chỉ số này trượt qua ngưỡng 50 (mốc giữa suy giảm và tăng trưởng).
Trong khi đó, ngân hàng HSBC (Anh) lại cho biết tháng 6/2012 là tháng thứ 8 liên tiếp hoạt động chế tạo tại Trung Quốc (nước tiêu thụ năng lượng nhiều thứ hai thế giới) sụt giảm.
Tuy nhiên, ngay trong phiên giao dịch sau đó, giá dầu thô đã bất ngờ bật tăng mạnh trở lại, lên mức cao nhất trong vòng 5 tuần qua, sau khi các nghị sỹ Iran ủng hộ dự luật kêu gọi đóng cửa eo biển Hormuz đối với các tàu chở dầu tới châu Âu như một cách đáp trả lệnh trừng phạt dầu mỏ.
Thêm vào đó, giá “vàng đen” cũng được hỗ trợ bởi cuộc đình công kéo dài 10 ngày của hơn 700 công nhân ngành dầu mỏ ở Na Uy do tranh chấp về lương hưu, khiến tổng sản lượng của nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 8 thế giới này giảm 10%.
Đáng chú ý, khép lại phiên giao dịch này, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2012 tại thị trường London đã tăng tới 3,34 USD (3,4%), lên 100,68 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên từ ngày 6/6, giá dầu Brent đóng cửa trên ngưỡng 100 USD/thùng, sau khi mặt hàng này xác lập mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua là 88,49 USD/thùng vào ngày 22/6.
Mở cửa trở lại sau ngày nghỉ Lễ Độc lập (4/7), giá dầu New York lại biến động bất nhất với giá dầu Brent trong phiên giao dịch 5/7, do tâm lý trái ngược của giới đầu tư trước thông tin Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đồng loạt quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản.
Trong khi tại Na Uy, nghiệp đoàn tuyên bố phong tỏa nhà máy không cho công nhân dầu mỏ vào làm việc vẫn tiếp tục là nhân tố đe dọa nguồn cung năng lượng của nước này. Đúng như dự đoán, trước khi kết thúc cuộc họp bàn chính sách vào cuối ngày 5/7, lãnh đạo ECB đã quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,75%, đồng thời hạ lãi suất huy động qua đêm đối với các ngân hàng gửi tiền tại ECB từ 0,25% xuống 0%.
Đây được xem là một trong những nỗ lực của thể chế tài chính lớn nhất châu Âu này nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng kinh tế vốn mong manh của khu vực, song các nhà đầu tư vẫn tỏ ra thất vọng bởi họ cho rằng động thái này vẫn chưa đủ để “xoa dịu” tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng đang diễn ra tại Khu vực đồng tiền chung (Eurozone).
Trước đó, PBoC cũng bất ngờ thông báo sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm đối với lãi suất tiền gửi thời hạn một năm, xuống còn 3% kể từ ngày 6/7, lãi suất cho vay thời hạn một năm cũng sẽ được giảm 0,31 điểm phần trăm xuống 6%, nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế đang trên đà suy yếu của quốc gia này.
Đây có thể được coi là thông tin tốt lành, song lại không giúp các thị trường trên toàn cầu khởi sắc đáng kể bởi động thái mới nhất của PBoC khiến giới đầu tư phải đặt dấu hỏi lớn về tình hình tăng trưởng kinh tế hiện tại của Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà kinh doanh còn thận trọng chờ đợi báo cáo việc làm từ Chính phủ Mỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết định đầu tư nào.
Tuy nhiên, trái với mong đợi của nhiều người, bản báo cáo việc làm đáng thất vọng của Mỹ, cùng với sự tăng giá của đồng USD đã khiến nhiều nhà đầu tư rút khỏi lĩnh vực năng lượng trong phiên giao dịch cuối tuần (6/7).
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 8/2012 giảm tới 2,77 USD, tương đương 3,2%, xuống còn 84,45 USD/thùng.
Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất kể từ phiên 21/6. Tính chung cả tuần, giá dầu giảm 0,6%, đánh dấu tuần giảm giá thứ 8 trong vòng 10 tuần qua của mặt hàng này. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tuột khỏi ngưỡng 100 USD/thùng khi hạ 2,51 USD, xuống còn 98,19 USD/thùng.
Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 6 vừa qua, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra được khoảng 80.000 việc làm mới, thấp hơn nhiều so với con số 90.000 mà giới phân tích đưa ra. Đây là tháng thứ ba liên tiếp số lượng việc làm mới tại Mỹ chưa tới 100.000 , chứng tỏ nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang vật lộn với những hậu quả của cuộc đại khủng hoảng đã chấm dứt cách đây ba năm. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 6/2012 vẫn ở mức cao (8,2%).
Bên cạnh đó, giá dầu thô còn chịu áp lực đi xuống mạnh mẽ khi tỷ giá giữa đồng USD và đồng euro bất ngờ vọt lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Kết thúc ngày 6/7, chỉ số USD, thước đo giá trị “đồng bạc xanh” với 6 loại tiền tệ chủ chốt khác, đã tăng mạnh lên 83,056 điểm, từ mức tương ứng 82,826 điểm vào cuối phiên giao dịch trước tại thị trường khu vực Bắc Mỹ./.
Minh Trang (TTXVN)