Các cuộc tuần hành diễn ra gần như hòa bình, trừ một số vụ xô xát nhỏ vớicảnh sát bên ngoài trụ sở Bộ Tài chính Italy ở thủ đô Rome.
Tại Italy, các nhà tổ chức cho biết số người tham gia tuần hành lên tới70.000 người, cao hơn so với con số 50.000 người do phía cảnh sát đưa ra, buộcgiới chức Italy đã phải triển khai 3.000-4.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh.
Những người tuần hành chỉ trích chính phủ áp đặt các biện pháp khắc khổmột chiều, vừa không giúp giảm nợ công vừa gây cản trở phát triển kinh tế. Họcũng lên án việc chinh giới nước này đang được nhận những đặc quyền, đặc lợi quálớn. Một số người biểu tình còn đe dọa sẽ phong tỏa thành phố Rome.
Ở bên ngoài trụ sở Bộ Tài chính, hàng trăm người đã giận dữ ném đá vào lựclượng cảnh sát khiến hai cảnh sát bị thương và làm vỡ cửa kính một số tòa nhàgần đó, trong đó có ngân hàng cho vay lớn nhất Italy là UniCredit. Nhiều cửahàng trong khu vực phải đóng cửa để tránh rủi ro.
Một số người khác tụ tập gần trụ sở Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông, cơquan bị cáo buộc không đảm bảo cung cấp đủ nhà ở dân sinh và gây lãng phí trongcác dự án xây dựng lớn. Trong khi đó, một nhóm biểu tình dựng lều ngủ qua đêmtại quảng trường Porta Pia.
Cảnh sát Italy cho biết đã bắt giữ 15 phần tử quá khích trong các cuộctuần hành ở Rome.
Trước đó, cảnh sát cũng đã bắt giữ 14 người và thu giữ nhiều vật dụng đượcchuẩn bị để làm vũ khí tham gia biểu tình như dây xích, mũ sắt, dùi cui, gạchđá.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Italy đang vật lộn thoát khỏi thờikỳ suy thoái kéo dài 2 năm, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục, hàng nghìndoanh nghiệp phải đóng cửa và gây hiện tượng "cháy máu" lao động trẻ.
Cũng trong ngày 19/10, hàng nghìn người Bồ Đào Nha đã biểu tình phản đốicác biện pháp cắt giảm lương và lương hưu trong Dự luật ngân sách năm 2014 củachính phủ.
Dự luật quy định những khoảng cắt giảm mà Lisbon phải thực hiện đểđáp ứng các điều kiện cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF).
Các cuộc biểu tình diễn ra ở thủ đô Lisbon và thành phố Porto lớn nhất ởmiền Bắc.
Tại Lisbon, ông Armenio Carlos - người đứng đầu nghiệp đoàn lớn nhất BồĐào Nha CGTP gồm 750.000 thành viên - kêu gọi người dân đấu tranh phản bác cácbiện pháp cắt giảm lương đề ra trong Dự luật ngân sách 2014, đồng thời hô hào tổchức biểu tình ở Lisbon vào ngày 1/11 để đòi tiến hành tổng tuyển cử trước thờihạn và chấm dứt các biện pháp khắc khổ. Cuộc biểu tình ở Lisbon diễn ra trongđiều kiện trời mưa khá to.
Trong khi đó, tại thành phố Porto lớn nhất miền Bắc và lớn thứ hai cảnước, khoảng 20.000 người đã tụ tập phản đối "Bộ ba" cứu trợ Bồ Đào Nha và cácchính sách khắc khổ của chính phủ.
Một số người chỉ trích chính phủ chỉ làm theo các yêu cầu của "Bộ ba" cứutrợ, chứ không đoái hoài đến lợi ích của người dân.
Theo thỏa thuận cứu trợ mà Bồ Đào Nha đạt được với EU và IMF tháng 5/2011,Lisbon phải thực hiện gói chính sách cắt giảm chi tiêu rất hà khắc, vốn bị coilà nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế kéo dài và gây bất bình sâu sắc trongdân chúng.
Trong số các biện pháp khắt khe nhất phải thực hiện có kế hoạch giảm mạnhlương trong khu vực dịch vụ dân sự (dao động từ 2,5% đến 12,0%) và giảm 10%lương đối với viên chức về hưu.
Mặc dù Tòa án Hiến pháp Bồ Đào Nha đã bác bỏ một số biện pháp "thắt lưngbuộc bụng" của chính phủ nhưng người biểu tình vẫn đòi Tổng thống Anibal CavacoSilva và tòa án này phải bác bỏ toàn bộ Dự luật ngân sách 2014 đã xây dựng đểthay thế bằng một dự luật khác "dễ thở" hơn./.