Đã 8 năm Tuấn Vũ mới quay về Việt Nam thăm gia đình và ngót 10 năm Tuấn Vũ mới tái ngộ khán giả Thủ đô Hà Nội. Đêm “Tuấn Vũ 10 năm tái ngộ” diễn ra tối 11/8 đã rất thành công nên anh quyết định sẽ diễn tiếp những đêm sau.
Trong chương trình này, Tuấn Vũ đã thể hiện những tình khúc bất hủ gắn liền với tên tuổi của anh. Tuấn Vũ đã tự biên tập, chọn từng ca khúc hay nhất và chọn những giọng ca ăn ý nhất để tham gia. Chương trình có sự góp mặt của hai ca sĩ hải ngoại là Giao Linh và Hương Lan.
Với mỗi giọng ca, Tuấn Vũ đều song ca hai tình khúc thành công nhất. Bên cạnh đó, live show còn có sự xuất hiện của các ca sĩ Long Nhật, Jenny Hà, Phan Anh, nhóm múa Thúy Nga, ban nhạc ASIA... Đáng chú ý, liveshow còn có sự xuất hiện ca sĩ Viết Thanh. Viết Thanh có chất giọng khá “mùi mẫn” và ngọt ngào nên Tuấn Vũ đã quyết định kèm cặp cậu em trai nối nghiệp mình.
Vào hồi 19h30, tại cửa Nhà hát Lớn, số người buôn vé chạy qua chạy lại “săn đón” khách thừa vé khá đông. Giá vé loại thấp nhất cũng được bán tới 2,3 triệu đồng/vé. Đến gần giờ biểu diễn là 20h thì cảnh tấp nập rộn ràng. Người đi xem thì háo hức, người muốn mua vé “ngoài” thì tỏ ra rất hồi hộp.
Nhưng không ai biết rằng trên nhà gương, vốn là phòng khách của Nhà hát Lớn đang có một cuộc đàm phán, mà có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bắt đầu hay dừng lại của buổi biểu diễn. Đó là sự có mặt của Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam do nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm; Luật sư Phạm Thanh Thủy, Trưởng phòng cấp phép; đại diện bên tổ chức biểu diễn có ông Lê Văn Tiến - Giám đốc công ty TNHH Hãng phim Châu Á (đơn vị thực hiện) đồng thời là người đại diện công ty cổ phần Truyền thông và Tổ chức sự kiện Hội nghệ sĩ Việt Nam (đơn vị đứng tên xin cấp giấy phép biểu diễn).
Trong biên bản làm việc tối 17/8/2010 có nêu: "Trung tâm cũng đã gửi công văn từ ngày mùng 09/08/2010, ngay khi nhận được thông tin về chương trình biểu diễn này, tuy nhiên cho đến hôm nay hai đơn vị này vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ luật pháp của mình."
Theo thông tin từ Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thì Trung tâm đã điện thoại, gửi công văn đề nghị chương trình thực hiện nghĩa vụ bản quyền nhưng không thấy hồi âm.
Ca sĩ Tuấn Vũ thừa nhận, “sơ suất” này là của chính mình khi giao phó hoàn toàn cho phía các công ty tổ chức biểu diễn mà không quan tâm kiểm tra, đốc thúc công ty hoàn thành các nghĩa vụ trước khi buổi diễn bắt đầu.
Về phía Công ty tổ chức biểu diễn, ban đầu họ cho rằng vì đã được cấp phép tổ chức biểu diễn thì không còn phải thực hiện thêm các giấy phép nào khác nữa. Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương: “Đây là điểm còn chưa thống nhất của quy định cấp phép biểu diễn. Lý ra phải có giấy chứng nhận đã làm việc với của Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thì chương trình có sử dụng các tác phẩm âm nhạc mới được cấp phép. Quy định này đến nay vẫn còn lình xình, chưa ngã ngũ.”
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết, nếu chương trình không làm nghĩa vụ trả tiền bản quyền với các nhạc sĩ (đã ủy thác quyền thu phí cho Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam) thì Trung tâm có quyền không cho phép ca sĩ sử dụng tác phẩm. Nếu vậy, chương trình không thể thực hiện được.
Sau một hồi thảo luận, bàn bạc cuối cùng đã đi đến thống nhất, ông Lê Văn Tiến đã ký vào biên bản cam kết vào ngày 6/9/2010, phía tổ chức biểu diễn sẽ tới Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam để làm việc, thực hiện việc trả tiền bản quyền cho các nhạc sĩ có tác phẩm được sử dụng trong chương trình.
Và cuối cùng thì những "Hoa tím ngày xưa" (Hữu Xuân), Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh), Tình đời (Minh Kỳ), Không bao giờ quên anh (Hoàng Trang-Viễn Châu), "Người đi ngoài phố" (Anh Việt Thu), "Lan và Điệp" (Minh Kỳ-Viễn Châu).... đã vang lên mượt mà quyến rũ các khán giả trong đêm chớm thu Hà Nội.../.
Trong chương trình này, Tuấn Vũ đã thể hiện những tình khúc bất hủ gắn liền với tên tuổi của anh. Tuấn Vũ đã tự biên tập, chọn từng ca khúc hay nhất và chọn những giọng ca ăn ý nhất để tham gia. Chương trình có sự góp mặt của hai ca sĩ hải ngoại là Giao Linh và Hương Lan.
Với mỗi giọng ca, Tuấn Vũ đều song ca hai tình khúc thành công nhất. Bên cạnh đó, live show còn có sự xuất hiện của các ca sĩ Long Nhật, Jenny Hà, Phan Anh, nhóm múa Thúy Nga, ban nhạc ASIA... Đáng chú ý, liveshow còn có sự xuất hiện ca sĩ Viết Thanh. Viết Thanh có chất giọng khá “mùi mẫn” và ngọt ngào nên Tuấn Vũ đã quyết định kèm cặp cậu em trai nối nghiệp mình.
Vào hồi 19h30, tại cửa Nhà hát Lớn, số người buôn vé chạy qua chạy lại “săn đón” khách thừa vé khá đông. Giá vé loại thấp nhất cũng được bán tới 2,3 triệu đồng/vé. Đến gần giờ biểu diễn là 20h thì cảnh tấp nập rộn ràng. Người đi xem thì háo hức, người muốn mua vé “ngoài” thì tỏ ra rất hồi hộp.
Nhưng không ai biết rằng trên nhà gương, vốn là phòng khách của Nhà hát Lớn đang có một cuộc đàm phán, mà có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bắt đầu hay dừng lại của buổi biểu diễn. Đó là sự có mặt của Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam do nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm; Luật sư Phạm Thanh Thủy, Trưởng phòng cấp phép; đại diện bên tổ chức biểu diễn có ông Lê Văn Tiến - Giám đốc công ty TNHH Hãng phim Châu Á (đơn vị thực hiện) đồng thời là người đại diện công ty cổ phần Truyền thông và Tổ chức sự kiện Hội nghệ sĩ Việt Nam (đơn vị đứng tên xin cấp giấy phép biểu diễn).
Trong biên bản làm việc tối 17/8/2010 có nêu: "Trung tâm cũng đã gửi công văn từ ngày mùng 09/08/2010, ngay khi nhận được thông tin về chương trình biểu diễn này, tuy nhiên cho đến hôm nay hai đơn vị này vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ luật pháp của mình."
Theo thông tin từ Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thì Trung tâm đã điện thoại, gửi công văn đề nghị chương trình thực hiện nghĩa vụ bản quyền nhưng không thấy hồi âm.
Ca sĩ Tuấn Vũ thừa nhận, “sơ suất” này là của chính mình khi giao phó hoàn toàn cho phía các công ty tổ chức biểu diễn mà không quan tâm kiểm tra, đốc thúc công ty hoàn thành các nghĩa vụ trước khi buổi diễn bắt đầu.
Về phía Công ty tổ chức biểu diễn, ban đầu họ cho rằng vì đã được cấp phép tổ chức biểu diễn thì không còn phải thực hiện thêm các giấy phép nào khác nữa. Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương: “Đây là điểm còn chưa thống nhất của quy định cấp phép biểu diễn. Lý ra phải có giấy chứng nhận đã làm việc với của Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thì chương trình có sử dụng các tác phẩm âm nhạc mới được cấp phép. Quy định này đến nay vẫn còn lình xình, chưa ngã ngũ.”
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết, nếu chương trình không làm nghĩa vụ trả tiền bản quyền với các nhạc sĩ (đã ủy thác quyền thu phí cho Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam) thì Trung tâm có quyền không cho phép ca sĩ sử dụng tác phẩm. Nếu vậy, chương trình không thể thực hiện được.
Sau một hồi thảo luận, bàn bạc cuối cùng đã đi đến thống nhất, ông Lê Văn Tiến đã ký vào biên bản cam kết vào ngày 6/9/2010, phía tổ chức biểu diễn sẽ tới Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam để làm việc, thực hiện việc trả tiền bản quyền cho các nhạc sĩ có tác phẩm được sử dụng trong chương trình.
Và cuối cùng thì những "Hoa tím ngày xưa" (Hữu Xuân), Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh), Tình đời (Minh Kỳ), Không bao giờ quên anh (Hoàng Trang-Viễn Châu), "Người đi ngoài phố" (Anh Việt Thu), "Lan và Điệp" (Minh Kỳ-Viễn Châu).... đã vang lên mượt mà quyến rũ các khán giả trong đêm chớm thu Hà Nội.../.
Nguyễn Anh (Vietnam+)