Ngày 11/2, người Thái Lan ở thủ đô Bangkok đã tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 bằng một lễ hội đường phố sôi động do đích thân Công chúa Sirindhorn, con cả của Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, tới làm lễ và khai mạc.
Người Thái thường đón Tết vào tháng Tư hay còn gọi là Songkhran, nhưng với sự đa dạng về sắc tộc và văn hóa nên cộng đồng người Thái gốc Hoa, Việt Nam hay Ấn Độ vẫn tổ chức đón Tết cổ truyền của mình ở khắp mọi nơi trên đất Thái Lan.
Tết Nguyên đán được du nhập vào Thái Lan lần đầu tiên thông qua cộng đồng người Hoa nhập cư tới Ayutthaya vào khoảng thời gian từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18.
Hiện nay, lễ hội này vẫn được duy trì tại Bangkok và tỉnh Nakhon Sawan ở phía Bắc Thái Lan.
Hòa chung trong không khí đón chào Năm Mới, Phòng tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã phối hợp với các cơ quan đại diện bên cạnh Đại sứ quán tổ chức gói bánh trưng và liên hoan đón giao thừa trong không khí tràn ngập niềm vui và tình đoàn kết.
Tết Nguyên đán 2013 được cộng đồng người Thái gốc Hoa ở khu Daovarat của Bangkok tổ chức khá đặc biệt với chủ đề "Năm Quý Tỵ thịnh vượng."
Cả một khu phố dài chừng 3-4km đã được ngăn lại, chăng đèn, kết hoa đỏ rực để tổ chức các hoạt động lễ hội như diễu hành, múa lân, múa rồng, ẩm thực, hòa nhạc và trình diễn văn hóa. Tất cả đền, chùa trong khu Daovạrát đều mở cửa suốt ngày đêm để đón khách hành hương, cầu tài, lộc. Chùa Hội Khánh mà mọi người quen gọi là Chùa Việt trong khu vực này cũng được mở cửa để người dân vào thắp hương.
Tại Chùa Traimit của người Hoa, nơi Công chúa Sirindhorn tới làm lễ đón Năm Mới, người ta dành ra hẳn một khu để tổ chức triển lãm về sự hình thành của Triều đại Chakri hiện nay và sự hình thành của cộng đồng người Thái gốc Hoa tại thủ đô Bangkok.
Bangkok đã trở thành khu định cư của người nhập cư gốc Hoa từ trước khi nó trở thành thủ đô.
Sau khi Bangkok được thành lập năm 1782, Nhà Vua Rama I (Đời thứ nhất của triều đại hiện nay) đã quyết định xây Hoàng cung trên khu đất của những người Hoa nhập cư và những người này được đề nghị chuyển về nơi ở mới là Daovarat hiện nay.
Đến đời Rama IV, khu Daovarat bắt đầu phát triển nhanh chóng, với những cửa hàng, cửa hiệu mọc san sát, sau quyết định mở rộng và xây dựng ba tuyến đường chạy qua đây của Nhà Vua Rama IV.
Ngoài thủ đô Bangkok, Tết Nguyên đán Quý Tỵ còn được tổ chức tại 11 tỉnh thành khác của Thái Lan như Nakhon Sawan, Ayutthaya, Chiang Mai, Saphanburi, Rachaburi, Petchaburi, Nakhon Ratchasima, Chonburi, Songkhla, Phuket và Trang.
Theo ước tính của Tổng cục du lịch Thái Lan, doanh thu từ du lịch trong một tuần Tết Nguyên đán trên khắp cả nước sẽ vào khoảng 10,8 tỷ bạt (360 triệu USD)./.
Người Thái thường đón Tết vào tháng Tư hay còn gọi là Songkhran, nhưng với sự đa dạng về sắc tộc và văn hóa nên cộng đồng người Thái gốc Hoa, Việt Nam hay Ấn Độ vẫn tổ chức đón Tết cổ truyền của mình ở khắp mọi nơi trên đất Thái Lan.
Tết Nguyên đán được du nhập vào Thái Lan lần đầu tiên thông qua cộng đồng người Hoa nhập cư tới Ayutthaya vào khoảng thời gian từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18.
Hiện nay, lễ hội này vẫn được duy trì tại Bangkok và tỉnh Nakhon Sawan ở phía Bắc Thái Lan.
Hòa chung trong không khí đón chào Năm Mới, Phòng tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã phối hợp với các cơ quan đại diện bên cạnh Đại sứ quán tổ chức gói bánh trưng và liên hoan đón giao thừa trong không khí tràn ngập niềm vui và tình đoàn kết.
Tết Nguyên đán 2013 được cộng đồng người Thái gốc Hoa ở khu Daovarat của Bangkok tổ chức khá đặc biệt với chủ đề "Năm Quý Tỵ thịnh vượng."
Cả một khu phố dài chừng 3-4km đã được ngăn lại, chăng đèn, kết hoa đỏ rực để tổ chức các hoạt động lễ hội như diễu hành, múa lân, múa rồng, ẩm thực, hòa nhạc và trình diễn văn hóa. Tất cả đền, chùa trong khu Daovạrát đều mở cửa suốt ngày đêm để đón khách hành hương, cầu tài, lộc. Chùa Hội Khánh mà mọi người quen gọi là Chùa Việt trong khu vực này cũng được mở cửa để người dân vào thắp hương.
Tại Chùa Traimit của người Hoa, nơi Công chúa Sirindhorn tới làm lễ đón Năm Mới, người ta dành ra hẳn một khu để tổ chức triển lãm về sự hình thành của Triều đại Chakri hiện nay và sự hình thành của cộng đồng người Thái gốc Hoa tại thủ đô Bangkok.
Bangkok đã trở thành khu định cư của người nhập cư gốc Hoa từ trước khi nó trở thành thủ đô.
Sau khi Bangkok được thành lập năm 1782, Nhà Vua Rama I (Đời thứ nhất của triều đại hiện nay) đã quyết định xây Hoàng cung trên khu đất của những người Hoa nhập cư và những người này được đề nghị chuyển về nơi ở mới là Daovarat hiện nay.
Đến đời Rama IV, khu Daovarat bắt đầu phát triển nhanh chóng, với những cửa hàng, cửa hiệu mọc san sát, sau quyết định mở rộng và xây dựng ba tuyến đường chạy qua đây của Nhà Vua Rama IV.
Ngoài thủ đô Bangkok, Tết Nguyên đán Quý Tỵ còn được tổ chức tại 11 tỉnh thành khác của Thái Lan như Nakhon Sawan, Ayutthaya, Chiang Mai, Saphanburi, Rachaburi, Petchaburi, Nakhon Ratchasima, Chonburi, Songkhla, Phuket và Trang.
Theo ước tính của Tổng cục du lịch Thái Lan, doanh thu từ du lịch trong một tuần Tết Nguyên đán trên khắp cả nước sẽ vào khoảng 10,8 tỷ bạt (360 triệu USD)./.
Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)