Ngày 27/10, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quánViệt Nam tại Hàn Quốc, chính quyền thành phố Daejeon, Đại học Chungnam và côngty Kumho Tire của Hàn Quốc, đã tổ chức thành công "Lễ hội Văn hóa Việt Nam lầnthứ ba" tại thành phố Daejeon.
Đây là một trong những hoạt động văn hóa lớn, hướng tới kỷ niệm 21 năm thiếtlập quan hệ hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc, nhằm tăng cường tình đoàn kết, giao lưu,chia sẻ trong cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và lao động tại HànQuốc, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người ViệtNam đến người dân Hàn Quốc.
Ngay trong sáng 27/10, hàng nghìn người Việt đang sinh sống, học tập, làmviệc tại Hàn Quốc đã đến tham quan các gian hàng, thưởng thức các món ăn truyềnthống của dân tộc và các tiết mục văn nghệ quần chúng do các chi hội người Việttại các địa phương trên khắp đất nước Hàn Quốc trình diễn.
Không khí lễ hội tràn ngập khắp hội trường và khuôn viên Trường Đại họcChungnam. Xen lẫn những tà áo dài của các cô gái Việt Nam là những bộ trang phụctruyền thống hanbok Hàn Quốc của các cô dâu Việt và con em các gia đình đa vănhóa Việt-Hàn.
Không khí của lễ hội tràn ngập những nụ cười rạng rỡ, những cái bắt tay,những cái ôm thật chặt trong giây phút hội ngộ của những người con xa xứ.
Buổi chiều, những người tham dự tiếp tục tập trung tại hội trường lớn của Đạihọc Chungnam để dự lễ khai mạc, thưởng thức các tiết mục văn nghệ mang đậm bảnsắc dân tộc và giao lưu với cán bộ Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theochương trình EPS tại Hàn Quốc.
Trước khi bắt đầu buổi lễ, toàn thể hội trường đã dành một phút mặc niệmtưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tham dự lễ khai mạc, về phía Hàn Quốc có ông Yoon Tae Hee, Giám đốc Sở kinhtế công nghiệp, đại diện cho chính quyền thành phố Daejeon, Giáo sư Oh DeogSeong, Phó Hiệu trưởng Đại học Chungnam và ông Park Yoo Sung, Phó Tổng Giám đốccông ty Kumho Tire.
Về phía Việt Nam, có ông Nguyễn Mạnh Đông, Đại biện Đại sứ quán Việt Nam tạiHàn Quốc; bà Nguyễn Thị Hà, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh và đại diện các cơ quan ban ngành của Việt Nam tại Hàn Quốc như hàng không,thương vụ, lao động, đầu tư…
Trong bài phát biểu chào mừng, thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc,ông Nguyễn Mạnh Đông ghi nhận và biểu dương các hoạt động của cộng đồng ngườiViệt tại Hàn Quốc trong thời gian qua và mong muốn bà con cộng đồng tiếp tụcphát huy tinh thần thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.
Ông Nguyễn Mạnh Đông cũng đánh giá vai trò của Hội người Việt Nam tại HànQuốc và nhấn mạnh đến những đóng góp thiết thực của hội cho công tác cộng đồngvà thực sự trở thành nhân tố kết nối, đoàn kết cộng đồng người Việt tại HànQuốc, mặc dù mới được thành lập chưa lâu.
(Tiết mục biểu diễn múa nón tại lễ hội văn hóa Việt Nam ở Hàn Quốc. Ảnh: Việt Cường/Vietnam+)
Nhấn mạnh những nét tương đồng trong văn hóa của hai dân tộc, ông Yoon TaeHee, Giám đốc Sở kinh tế công nghiệp Deajeon, trong bài phát biểu của mình chorằng dân tộc Việt Nam có rất nhiều điểm chung với dân tộc Hàn Quốc như tính cầncù, chân thành nhưng mạnh mẽ và rất coi trọng tình cảm gia đình… bởi vậy hai dântộc luôn có sự gần gũi và thân thiết với nhau, đồng thời ông cũng bày tỏ lạcquan về mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Xen lẫn các tiết mục văn nghệ do các chi hội người Việt trên khắp Hàn Quốcbiểu diễn như hòa tấu nhạc cụ dân tộc, múa nón, trình diễn áo dài, ca vọng cổ,tấu hài..., ban tổ chức đã biểu dương và khen thưởng các cá nhân tiêu biểu cóthành tích xuất sắc trong lao động, học tập và trong công tác cộng đồng.
Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tại Hàn Quốc trựcthuộc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đãtiến hành giao lưu dưới hình thức hỏi đáp có thưởng về các quy định liên quanđến lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước kiêm Trưởng Vănphòng Quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tại Hàn Quốc cho biết,thông qua buổi giao lưu này những người tổ chức muốn chuyển tải một cách trựctiếp, chính thức và rộng rãi nhất đến bà con cộng đồng các quy định liên quanđến vấn đề xuất khẩu lao động, đặc biệt là các quy định mới nhằm giảm tỷ lệ laođộng Việt Nam bất hợp pháp tại địa bàn.
Đây cũng là dịp để các cơ quan chức năng lắng nghe những tâm tư, nguyện vọngchính đáng và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người lao động, qua đó gópphần thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động cũng như quản lý và bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của lao động Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc./.
Giờ Trái Đất 2025 không chỉ đơn thuần là chiến dịch nâng cao nhận thức, mà còn là không gian kết nối cộng đồng, khuyến khích những hành động thiết thực vì tương lai xanh và bền vững.
Ấn phẩm sách chuyên khảo "50 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản" góp phần nâng cao sự hiểu biết cho những ai quan tâm đến mối quan hệ hai nước trong giai đoạn nửa thế kỷ vừa qua.
Hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao, biên độ lợi nhuận lớn hơn so với nhiều mặt hàng khác.
Gạo từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong nền ẩm thực Việt. Việc sử dụng nguyên liệu từ gạo đã tạo nên nhiều khác biệt cho những món ăn Việt Nam đối với nền ẩm thực thế giới.
Nghệ sỹ Việt trẻ, bằng sức sáng tạo đã phá vỡ “lối mòn” quảng bá truyền thống. Họ sử dụng âm nhạc, nghệ thuật hay đơn giản là sức ảnh hưởng cá nhân, để giúp điểm đến du lịch “tỏa sáng.”
Di tích Quốc gia Óc Eo, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, là nơi lưu giữ những dấu tích của một nền văn hóa khảo cổ quan trọng bậc nhất ở Đồng bằng Nam Bộ, cách đây 2.000 năm.
Sau khi bổ sung, tổng số di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện là 6.489 di tích; các địa phương có nhiều di tích được đưa vào danh mục kiểm kê là Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín...
Đăng ký hiến tạng, trao quà cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là những việc mà Hoa hậu Quế Anh đã chọn làm. Bởi cô muốn đánh dấu sự trưởng thành của bản thân một cách thật ý nghĩa.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An đã quyết định hợp nhất Báo Long An với Đài Phát thanh và Truyền hình Long An thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Long An.
Cây nêu chính là điểm nổi bật trong nghệ thuật tạo hình của dân tộc Co, cũng có thể coi là tinh túy trong nghệ thuật tạo hình dân gian trong toàn khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên.
Sau chuyến làm việc thực tế, Đoàn Giám sát phản hồi Trung tâm Di sản Thế giới và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế đã có nhiều khuyến nghị để quản lý di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên tại Việt Nam.
Triển lãm dự kiến có khoảng 300 ảnh tư liệu quý giá, nhằm phát huy truyền thống yêu nước của khán giả, cùng với đó là loạt phim khắc họa toàn cảnh sự phát triển của thành phố và đất nước nói chung.
Bộ phim chính kịch "All We Imagine As Light" của đạo diễn người Ấn Độ Payal Kapadia đã giành giải Phim xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh châu Á 2025.
Nhà báo Võ Thế Ái, phóng viên chiến trường cao tuổi của báo chí cách mạng Việt Nam, nhân chứng từng tham gia ba cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Việt Nam vừa qua đời.
Theo số liệu từ Comscore, phim hài hành động “Novocaine” (tựa phim chiếu tại Việt Nam: Anh không đau) do hãng Paramount phát hành đã thu về 8,7 triệu USD sau 3 ngày công chiếu.
Á hậu Miss Grand Vietnam 2024 Ánh Vương vừa chính thức trở lại showbiz với nhiều dự án. Mới đây, người đẹp thực hiện buổi chụp hình thời trang ngoài trời, ghi dấu ấn với diện mạo quyến rũ mới lạ.
Nghệ nhân trà truyền thống Nguyễn Ngọc Tuấn đã đem theo thương hiệu nổi tiếng “Song Hỉ Trà” của mình sang Canada, với hy vọng khơi gợi hương vị quê nhà và có thể lập được “bản đồ trà” Việt Nam ở đây.
Với những nét đặc trưng và độc đáo của mình, Lễ hội Quán Thế Âm chính là sự kết tinh những giá trị của văn hóa Phật giáo và vùng di sản văn hóa đặc biệt Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Với ý nghĩa cầu mong bản làng bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng dồi dào sức khỏe, lễ hội tiếng sấm đầu năm mang đậm sắc thái văn hóa độc đáo, đặc trưng của dân tộc Ơ Đu.
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 diễn ra từ ngày 29/3-7/4 (tức từ ngày 1/3-10/3 Âm lịch) nhằm tri ân công đức Tổ tiên, các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.
Lai Xá chính là “Thủ đô nhiếp ảnh” của Việt Nam và cụ Nguyễn Đình Khánh xứng đáng được tôn vinh là “Cụ Tổ” của làng nghề, là người khai mở con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho đất nước.
Lễ hội nhằm ôn lại trang sử hào hùng, tinh thần đấu tranh anh dũng của Đề Nắm, Đề Thám vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; tiếp tục tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế.
Đoàn cơ sở Trung tâm Thông tin TTXVN khu vực Miền Trung-Tây Nguyên giúp các bạn học sinh, sinh viên ở Phú Yên cách tiếp nhận, chia sẻ và phòng chống tin giả trên không gian mạng hiện nay.
Lễ hội Văn Miếu Mao Điền nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học, khoa bảng và tôn vinh đạo học xứ Đông, lan tỏa những nét đẹp của lễ hội, góp phần gìn giữ những giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Họa sỹ Văn Thao cùng con trai và cháu nội đã có dịp cùng hát Quốc ca tại sự kiện Ngày hội văn hóa 'Vững bước vào kỷ nguyên mới', xác lập kỷ lục Guinness về số người cùng hát Quốc ca.
Loạt tranh được trưng bày tại triển lãm "Mùa Xuân bất diệt" của cố họa sỹ Lê Lam cho thấy không chỉ thái độ bất khuất của bà con Nam bộ trước giặc Mỹ, mà còn cả sự can trường của một họa sỹ-chiến sỹ.
Chương trình hội tụ nhiều ngôn ngữ nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, vũ kịch... nhằm tô đậm chiến công, hy sinh thầm lặng của lực lượng an ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tròn một thế kỷ đã qua, Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc không chỉ được gìn giữ mà còn phát triển, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cư dân vùng biển Cà Mau.
Ngày càng có nhiều độc giả sưu tầm những bản sách đẹp, được in ấn thủ công với kỹ thuật đặc biệt, như một cách trân trọng văn hóa đọc và những giá trị chân-thiện-mỹ.
Giữa dòng chảy của thời đại số, loại hình nghệ thuật rối cạn dần bị lãng quên. Nhưng với khát vọng gìn giữ và lan tỏa giá trị truyền thống, rối cạn Tế Tiêu đang từng bước tiến lại gần hơn với thế hệ trẻ.