Ngày 6/2 Chính phủ lâm thời Tunisia đã quyết định đình chỉ mọi hoạt động của Đảng Tập hợp Dân chủ Lập hiến (RCD), đảng cầm quyền cũ do Tổng thống bị lật đổ Zine El Abidine Ben Ali lãnh đạo.
Hành động trên là một nỗ lực với hy vọng có thể chấm dứt được các vụ đụng độ, biểu tình bạo động và tình trạng hỗn loạn tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước.
Trong một thông báo được truyền hình toàn quốc, Bộ trưởng Nội vụ Fahrat Rajhi tuyên bố đình chỉ mọi hoạt động của RCD, cấm đảng này tiến hành các cuộc họp và ra lệnh đóng cửa tất cả các văn phòng của RCD trên toàn quốc. Đây được xem là bước đi đầu tiên nhằm giải tán đảng RCD đã cầm quyền nhiều thập kỷ tại quốc gia Bắc Phi này.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh bạo lực tiếp tục bùng phát tại nhiều khu vực ở Tunisia, như tại thị trấn Sidi Bouzid ở miền Nam, thành phố El Kef ở phía Tây Bắc, thị trấn Gafsa ở miền Trung và Kebili ở miền Nam, trong những ngày cuối tuần qua khiến có thêm nhiều người thiệt mạng.
Các đối tượng biểu tình quá khích đã phóng hỏa nhiều trụ sở cảnh sát và bắt nhiều sỹ quan làm con tin. Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ bạo động mới là do người biểu tình phản đối các quyết định bổ nhiệm chức sắc tại địa phương.
Cách đây vài ngày, Chính phủ lâm thời của Thủ tướng Mohammed Ghannouchi đã bổ nhiệm các thị trưởng và cảnh sát trưởng tại toàn bộ 24 tỉnh của nước này, hòng làm dịu bớt căng thẳng./.
Hành động trên là một nỗ lực với hy vọng có thể chấm dứt được các vụ đụng độ, biểu tình bạo động và tình trạng hỗn loạn tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước.
Trong một thông báo được truyền hình toàn quốc, Bộ trưởng Nội vụ Fahrat Rajhi tuyên bố đình chỉ mọi hoạt động của RCD, cấm đảng này tiến hành các cuộc họp và ra lệnh đóng cửa tất cả các văn phòng của RCD trên toàn quốc. Đây được xem là bước đi đầu tiên nhằm giải tán đảng RCD đã cầm quyền nhiều thập kỷ tại quốc gia Bắc Phi này.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh bạo lực tiếp tục bùng phát tại nhiều khu vực ở Tunisia, như tại thị trấn Sidi Bouzid ở miền Nam, thành phố El Kef ở phía Tây Bắc, thị trấn Gafsa ở miền Trung và Kebili ở miền Nam, trong những ngày cuối tuần qua khiến có thêm nhiều người thiệt mạng.
Các đối tượng biểu tình quá khích đã phóng hỏa nhiều trụ sở cảnh sát và bắt nhiều sỹ quan làm con tin. Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ bạo động mới là do người biểu tình phản đối các quyết định bổ nhiệm chức sắc tại địa phương.
Cách đây vài ngày, Chính phủ lâm thời của Thủ tướng Mohammed Ghannouchi đã bổ nhiệm các thị trưởng và cảnh sát trưởng tại toàn bộ 24 tỉnh của nước này, hòng làm dịu bớt căng thẳng./.
(TTXVN/Vietnam+)