“Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Khẩu lệnh này đối với đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Trường Sa (Khánh Hòa), được thể hiện rõ nét hơn bất cứ nơi đâu. Họ không chỉ là những thanh niên tràn đầy nhiệt huyết đi đầu trong phong trào xây dựng huyện đảo Trường Sa ngày càng giàu đẹp, mà họ còn là những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển trời Tổ quốc.
Những ngày cuối tháng 3, trời thường đổ mưa lớn, các chiến sĩ trẻ đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa tranh thủ tích trữ nước mưa, một số chiến sĩ ra vườn rau xới đất để rửa mặn, tốp khác chuẩn bị quân trang làm nhiệm vụ... Cuộc sống sinh hoạt của các cán bộ, chiến sĩ trên đảo tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thiếu thực phẩm tươi sống, nhưng trong đôi mắt mỗi người ở đây, ai nấy đều rạng ngời quyết tâm, niềm tin và sự tự hào.
Vui vẻ cầm trên tay xấp hình người yêu mà một chiến sĩ cùng đơn vị chia sẻ, Binh nhất Nguyễn Văn Phong (24 tuổi, quê Hải Phòng) tâm sự: "Lúc lên đường nhập ngũ chúng tôi đã xác định là phải nỗ lực hết mình, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Với chúng tôi, đảo như là ngôi nhà chung, còn các cán bộ, chiến sĩ là người thân ruột thịt. Chính vì thế, chúng tôi thường xuyên chia sẻ ngọt bùi, luôn động viên nhau, đoàn kết, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ."
Còn ở đảo chìm Len Đao, Thiếu úy Phạm Ngọc Điểu (25 tuổi) cho biết, anh từng nghe nhiều về sự hy sinh anh dũng của 74 cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam để bảo vệ biển đảo Tổ quốc trong sự kiện 14/3/1988; nghe nhiều về tấm gương anh dũng hy sinh như Thiếu úy trẻ Trần Văn Phương lúc hy sinh đã ôm lá cờ Tổ quốc để máu thịt của mình được quyện chặt với mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc.
Hay mới đấy nhất là sự việc hai liệt sĩ trẻ Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1989), Hoàng Đăng Hùng (sinh năm 1984) đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ và thân xác nằm lại ở đảo Nam Yết… Tất cả những hy sinh mất mát đó là nguồn động viên to lớn, giúp thiếu uý Điểu thêm nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ. Anh cho biết: “Đã biết bao thế hệ đổ máu thịt ở Trường Sa để canh giữ từng tất đất, sải nước ở Trường Sa. Chúng tôi nguyện tiếp nối truyền thống đó, sẵn sàng hy sinh vì Trường Sa thân yêu.”
Là đồng đội ở anh Điếu ở đảo Len Đao, thiếu úy trẻ Hoàng Văn Hà (quê ở Thanh Hóa), chia sẻ kỷ niệm một lần suýt chết khi công tác ở đây: Trong một lần ra bãi san hô quanh đảo bắt cá nhằm tăng phần thực phẩm tươi cho đơn vị, do mãi đánh bắt, nên anh Hà đi rất xa đảo. Anh Hà mới đến đảo công tác nên không biết chế độ thủy triều ở đây. Do vậy, khi đi ra biển, thấy nước cạn, anh chủ quan không mang áo phao.
Lúc anh Hà quay vào thủy triều đã dâng cao lút đầu người, sóng lớn đánh dữ dội làm anh đuối sức và bơi tụt lại phía sau. Tình hình lúc đó rất nguy cấp, anh mệt lữ và kêu cứu. May lúc đó, chính trị viên đảo nghe được, đã tự mình cố gắng vượt sóng để nhường lại phao cho anh Hà. “ Ở Len Đao sóng gió thường khi thịnh nộ. Thật quý trọng biết bao khi bên cạnh tôi có những người đồng đội luôn sát cánh cùng tôi vượt qua mọi khó khăn, góp thêm quyết tâm chiến đấu và bảo vệ Trường Sa thân yêu”- anh Hà đúc kết.
Trong số chiến sĩ lần đầu tiên công tác tại quần đảo Trường Sa, binh nhất Lê Quốc Phương (21 tuổi, quê ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang đóng quân tại đảo Trường Sa chia sẻ cảm xúc: "Là người lính lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ đất nước, tôi cảm thấy rất tự hào và càng vinh dự, sung sướng hơn khi được chiến đấu bảo vệ ngay chính trên huyện đảo Trường Sa - một phần của Khánh Hòa quê hương mình.”
Cùng nhịp cảm xúc đó, đồng đội của Phương, binh nhất 20 tuổi Nguyễn Văn Toán, khẳng định: “Là người lính Trường Sa, chúng tôi sẵn sàng cống hiến hết sức để xây dựng và bảo vệ Trường Sa. Với tôi, nếu phải hy sinh cho đất nước, đó là một vinh dự lớn.”
Không chỉ vinh dự, tự hào mà rất nhiều chiến sĩ muốn gắn bó lâu dài với biển đảo Trường Sa. Chiến sĩ Hoa Ngọc Ánh (21 tuổi, đang công tác tại đảo Song Tử Tây) cho biết: “Mặc dù có thể giải ngũ nhưng xuất phát từ suy nghĩ muốn đóng góp sức trẻ của mình nhiều hơn cho biển đảo Tổ quốc, tôi đã viết đơn tình nguyện ở lại đảo phục vụ thêm một thời gian nữa. Với tôi, được sống và làm việc ở đây là điều đáng tự hào.”
Tương tự, với chiến sĩ Phạm Ngọc Trường, 21 tuổi (quê Ninh Thuận) đang chiến đấu ở phân đội 3, cụm chiến đấu 2, đảo Song Tử Tây) cho biết, anh tình nguyện nhập ngũ vào lực lượng hải quân, khi được đến Trường Sa làm nhiệm vụ, anh Trường đã nguyện sống và chiến đấu hết mình vì lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
Theo thượng tá Phạm Văn Chung, Chính trị viên đảo Trường Sa Lớn, hằng năm tỷ lệ quân nhân viết đơn tình nguyện xin ở lại phục vụ tại đảo luôn cao gấp 3-4 lần so với chỉ tiêu đặt ra. Các quân nhân tình nguyện đều muốn gắn bó lâu dài với biển đảo. Điều này phần nào thể hiện tình thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn hướng về Trường Sa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam./.
Những ngày cuối tháng 3, trời thường đổ mưa lớn, các chiến sĩ trẻ đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa tranh thủ tích trữ nước mưa, một số chiến sĩ ra vườn rau xới đất để rửa mặn, tốp khác chuẩn bị quân trang làm nhiệm vụ... Cuộc sống sinh hoạt của các cán bộ, chiến sĩ trên đảo tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thiếu thực phẩm tươi sống, nhưng trong đôi mắt mỗi người ở đây, ai nấy đều rạng ngời quyết tâm, niềm tin và sự tự hào.
Vui vẻ cầm trên tay xấp hình người yêu mà một chiến sĩ cùng đơn vị chia sẻ, Binh nhất Nguyễn Văn Phong (24 tuổi, quê Hải Phòng) tâm sự: "Lúc lên đường nhập ngũ chúng tôi đã xác định là phải nỗ lực hết mình, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Với chúng tôi, đảo như là ngôi nhà chung, còn các cán bộ, chiến sĩ là người thân ruột thịt. Chính vì thế, chúng tôi thường xuyên chia sẻ ngọt bùi, luôn động viên nhau, đoàn kết, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ."
Còn ở đảo chìm Len Đao, Thiếu úy Phạm Ngọc Điểu (25 tuổi) cho biết, anh từng nghe nhiều về sự hy sinh anh dũng của 74 cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam để bảo vệ biển đảo Tổ quốc trong sự kiện 14/3/1988; nghe nhiều về tấm gương anh dũng hy sinh như Thiếu úy trẻ Trần Văn Phương lúc hy sinh đã ôm lá cờ Tổ quốc để máu thịt của mình được quyện chặt với mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc.
Hay mới đấy nhất là sự việc hai liệt sĩ trẻ Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1989), Hoàng Đăng Hùng (sinh năm 1984) đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ và thân xác nằm lại ở đảo Nam Yết… Tất cả những hy sinh mất mát đó là nguồn động viên to lớn, giúp thiếu uý Điểu thêm nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ. Anh cho biết: “Đã biết bao thế hệ đổ máu thịt ở Trường Sa để canh giữ từng tất đất, sải nước ở Trường Sa. Chúng tôi nguyện tiếp nối truyền thống đó, sẵn sàng hy sinh vì Trường Sa thân yêu.”
Là đồng đội ở anh Điếu ở đảo Len Đao, thiếu úy trẻ Hoàng Văn Hà (quê ở Thanh Hóa), chia sẻ kỷ niệm một lần suýt chết khi công tác ở đây: Trong một lần ra bãi san hô quanh đảo bắt cá nhằm tăng phần thực phẩm tươi cho đơn vị, do mãi đánh bắt, nên anh Hà đi rất xa đảo. Anh Hà mới đến đảo công tác nên không biết chế độ thủy triều ở đây. Do vậy, khi đi ra biển, thấy nước cạn, anh chủ quan không mang áo phao.
Lúc anh Hà quay vào thủy triều đã dâng cao lút đầu người, sóng lớn đánh dữ dội làm anh đuối sức và bơi tụt lại phía sau. Tình hình lúc đó rất nguy cấp, anh mệt lữ và kêu cứu. May lúc đó, chính trị viên đảo nghe được, đã tự mình cố gắng vượt sóng để nhường lại phao cho anh Hà. “ Ở Len Đao sóng gió thường khi thịnh nộ. Thật quý trọng biết bao khi bên cạnh tôi có những người đồng đội luôn sát cánh cùng tôi vượt qua mọi khó khăn, góp thêm quyết tâm chiến đấu và bảo vệ Trường Sa thân yêu”- anh Hà đúc kết.
Trong số chiến sĩ lần đầu tiên công tác tại quần đảo Trường Sa, binh nhất Lê Quốc Phương (21 tuổi, quê ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang đóng quân tại đảo Trường Sa chia sẻ cảm xúc: "Là người lính lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ đất nước, tôi cảm thấy rất tự hào và càng vinh dự, sung sướng hơn khi được chiến đấu bảo vệ ngay chính trên huyện đảo Trường Sa - một phần của Khánh Hòa quê hương mình.”
Cùng nhịp cảm xúc đó, đồng đội của Phương, binh nhất 20 tuổi Nguyễn Văn Toán, khẳng định: “Là người lính Trường Sa, chúng tôi sẵn sàng cống hiến hết sức để xây dựng và bảo vệ Trường Sa. Với tôi, nếu phải hy sinh cho đất nước, đó là một vinh dự lớn.”
Không chỉ vinh dự, tự hào mà rất nhiều chiến sĩ muốn gắn bó lâu dài với biển đảo Trường Sa. Chiến sĩ Hoa Ngọc Ánh (21 tuổi, đang công tác tại đảo Song Tử Tây) cho biết: “Mặc dù có thể giải ngũ nhưng xuất phát từ suy nghĩ muốn đóng góp sức trẻ của mình nhiều hơn cho biển đảo Tổ quốc, tôi đã viết đơn tình nguyện ở lại đảo phục vụ thêm một thời gian nữa. Với tôi, được sống và làm việc ở đây là điều đáng tự hào.”
Tương tự, với chiến sĩ Phạm Ngọc Trường, 21 tuổi (quê Ninh Thuận) đang chiến đấu ở phân đội 3, cụm chiến đấu 2, đảo Song Tử Tây) cho biết, anh tình nguyện nhập ngũ vào lực lượng hải quân, khi được đến Trường Sa làm nhiệm vụ, anh Trường đã nguyện sống và chiến đấu hết mình vì lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
Theo thượng tá Phạm Văn Chung, Chính trị viên đảo Trường Sa Lớn, hằng năm tỷ lệ quân nhân viết đơn tình nguyện xin ở lại phục vụ tại đảo luôn cao gấp 3-4 lần so với chỉ tiêu đặt ra. Các quân nhân tình nguyện đều muốn gắn bó lâu dài với biển đảo. Điều này phần nào thể hiện tình thần, nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn hướng về Trường Sa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam./.
Quang Đức (TTXVN/Vietnam+)