Những dấu hiệu mới nhất cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn chưa sẵn sàng triển khai một đợt nới lỏng tiền tệ mới nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ đang phục hồi mong manh đã khiến Phố Wall đảo chiều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 3/4.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 64,94 điểm, tương đương 0,49%, đóng cửa ở mức 13.199,55 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm nhẹ 5,73 điểm (0,40%), xuống 1.413,31 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 6,13 điểm (0,20%), xuống còn 3.113,57 điểm.
Sau một ngày tăng điểm mạnh mẽ nhờ các số liệu tích cực của ngành sản xuất Mỹ, Phố Wall lại “đỏ sàn” do giới đầu tư tỏ ra thận trọng hơn khi báo cáo cuộc họp chính sách vào ngày 13/3 vừa qua của FED đã chỉ ra rằng cơ quan này sẽ không can thiệp để hỗ trợ các thị trường, đồng thời tuyên bố rằng FED vẫn chưa tiến hành đợt nới lỏng có định lượng lần 3 (QE3).
Stephen Stanley, chuyên gia kinh tế thuộc Pierpont Securities, cho rằng những thông tin lạc quan mới đây về hoạt động sản xuất và việc làm tại Mỹ đã khiến FED quyết định đứng bên lề chờ đợi mà không xem xét tới việc triển khai QE3 trong tương lai gần. Động thái đó đã khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy thất vọng.
Ông Stanley nói thêm rằng nếu báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này, là khả quan thì gần như chắc chắn những kỳ vọng vào một đợt nới lỏng tiền tệ mới sẽ bị dập tắt.
Bên cạnh đó, không khí ảm đạm của thị trường còn được thúc đẩy bởi báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cho hay tổng giá trị đơn đặt hàng của các nhà máy Mỹ trong tháng 2/2012 chỉ tăng thêm 6 tỷ USD (1,3%) so với tháng trước đó, lên mức 468,4 tỷ USD, thấp hơn dự kiến của Chính phủ nước này.
Theo chân xu hướng giảm điểm tại New York, bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt lao dốc do tuyên bố của FED và những lo ngại dai dẳng về kinh tế Tây Ban Nha lại tiếp tục nổi lên, sau khi Chính phủ nước này vừa dự báo rằng mức nợ công năm nay có thể leo lên mức cao nhất kể từ năm 1990.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,62%, xuống 5.838,34 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng hạ 1,62%, xuống 3.406,78 điểm.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX mất 1,05%, chốt ở mức 6.982,28 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 64,94 điểm, tương đương 0,49%, đóng cửa ở mức 13.199,55 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm nhẹ 5,73 điểm (0,40%), xuống 1.413,31 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 6,13 điểm (0,20%), xuống còn 3.113,57 điểm.
Sau một ngày tăng điểm mạnh mẽ nhờ các số liệu tích cực của ngành sản xuất Mỹ, Phố Wall lại “đỏ sàn” do giới đầu tư tỏ ra thận trọng hơn khi báo cáo cuộc họp chính sách vào ngày 13/3 vừa qua của FED đã chỉ ra rằng cơ quan này sẽ không can thiệp để hỗ trợ các thị trường, đồng thời tuyên bố rằng FED vẫn chưa tiến hành đợt nới lỏng có định lượng lần 3 (QE3).
Stephen Stanley, chuyên gia kinh tế thuộc Pierpont Securities, cho rằng những thông tin lạc quan mới đây về hoạt động sản xuất và việc làm tại Mỹ đã khiến FED quyết định đứng bên lề chờ đợi mà không xem xét tới việc triển khai QE3 trong tương lai gần. Động thái đó đã khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy thất vọng.
Ông Stanley nói thêm rằng nếu báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này, là khả quan thì gần như chắc chắn những kỳ vọng vào một đợt nới lỏng tiền tệ mới sẽ bị dập tắt.
Bên cạnh đó, không khí ảm đạm của thị trường còn được thúc đẩy bởi báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cho hay tổng giá trị đơn đặt hàng của các nhà máy Mỹ trong tháng 2/2012 chỉ tăng thêm 6 tỷ USD (1,3%) so với tháng trước đó, lên mức 468,4 tỷ USD, thấp hơn dự kiến của Chính phủ nước này.
Theo chân xu hướng giảm điểm tại New York, bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt lao dốc do tuyên bố của FED và những lo ngại dai dẳng về kinh tế Tây Ban Nha lại tiếp tục nổi lên, sau khi Chính phủ nước này vừa dự báo rằng mức nợ công năm nay có thể leo lên mức cao nhất kể từ năm 1990.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,62%, xuống 5.838,34 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng hạ 1,62%, xuống 3.406,78 điểm.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX mất 1,05%, chốt ở mức 6.982,28 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)