Chú trọng siết chặt nhập khẩu và quản lý thị trường, đồng thời kịp thời cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư công có hiệu quả là điều được nhấn mạnh tại Phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ngày 24/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phiên họp nhằm lấy ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, công tác kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và các giải pháp, định hướng phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm để báo cáo Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp lần thứ nhất sắp tới đây.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 cả nước ước đạt 41,5 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng gần gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội thông qua (10%).
Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 49 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ, cho thấy tình hình nhập siêu của Việt Nam tiếp tục ở mức cao trong 6 tháng đầu năm, ước khoảng 7,5 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu đang có xu hướng tăng và cao hơn chỉ tiêu đề ra là không quá 16%, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc chiếm khoảng 82% tổng nhập siêu của cả nước.
Các đại biểu đã đưa ra đề nghị cần tăng cường hàng rào thuế quan và các kỹ thuật thương mại để hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là những mặt hàng xa xỉ; đồng thời siết chặt quản lý thị trường hàng tiêu dùng, nhất là với các sản phẩm nhiễm chất độc hại từ nước ngoài, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong thời gian tới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục khẩn trương rà soát, cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư theo đúng tinh thần của Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Đến nay, đã có 57/60 bộ, ngành ở Trung ương và 61/63 tỉnh, thành báo cáo chính thức về việc rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư công.
Theo đó, đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư phát triển kế hoạch năm 2011 của 2.048 dự án với tổng kinh phí 5.556,4 tỷ đồng; trong đó các bộ, ngành đã cắt giảm, điều chuyển, đình hoãn 280 dự án với số vốn 1.115,9 tỷ đồng; các tỉnh, thành cắt giảm, điều chuyển, đình hoãn 1.768 dự án với số vốn 4.440 tỷ đồng.
Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, cắt giảm, điều chuyển số vốn 2.777,6 tỷ đồng của 126 dự án. Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước cũng đã rà soát, đình hoãn, giãn tiến độ 907 dự án với tổng vốn 39.212,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thực hiện Nghị quyết 11, một số địa phương còn triển khai chậm; một số bộ, ngành và địa phương chưa cắt giảm, điều chuyển, giãn tiến độ, đình hoãn triệt để các dự án khởi công mới sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Số vốn điều chuyển, cắt giảm là khá thấp so với số dự án khởi công mới không thuộc đối tượng triển khai trong năm nay và các địa phương mới chỉ tập trung rà soát, điều chuyển vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền đề nghị các tỉnh, thành cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11 của Chính phủ, thực hiện thật cụ thể và kịp thời cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư công tại địa phương sao cho có hiệu quả, tránh tình trạng xin đầu tư các công trình với nhiều lý do./.
Phiên họp nhằm lấy ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, công tác kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và các giải pháp, định hướng phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm để báo cáo Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp lần thứ nhất sắp tới đây.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011 cả nước ước đạt 41,5 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2010 và tăng gần gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội thông qua (10%).
Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 49 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ, cho thấy tình hình nhập siêu của Việt Nam tiếp tục ở mức cao trong 6 tháng đầu năm, ước khoảng 7,5 tỷ USD. Tỷ lệ nhập siêu đang có xu hướng tăng và cao hơn chỉ tiêu đề ra là không quá 16%, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc chiếm khoảng 82% tổng nhập siêu của cả nước.
Các đại biểu đã đưa ra đề nghị cần tăng cường hàng rào thuế quan và các kỹ thuật thương mại để hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là những mặt hàng xa xỉ; đồng thời siết chặt quản lý thị trường hàng tiêu dùng, nhất là với các sản phẩm nhiễm chất độc hại từ nước ngoài, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong thời gian tới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục khẩn trương rà soát, cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư theo đúng tinh thần của Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Đến nay, đã có 57/60 bộ, ngành ở Trung ương và 61/63 tỉnh, thành báo cáo chính thức về việc rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư công.
Theo đó, đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư phát triển kế hoạch năm 2011 của 2.048 dự án với tổng kinh phí 5.556,4 tỷ đồng; trong đó các bộ, ngành đã cắt giảm, điều chuyển, đình hoãn 280 dự án với số vốn 1.115,9 tỷ đồng; các tỉnh, thành cắt giảm, điều chuyển, đình hoãn 1.768 dự án với số vốn 4.440 tỷ đồng.
Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, cắt giảm, điều chuyển số vốn 2.777,6 tỷ đồng của 126 dự án. Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước cũng đã rà soát, đình hoãn, giãn tiến độ 907 dự án với tổng vốn 39.212,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thực hiện Nghị quyết 11, một số địa phương còn triển khai chậm; một số bộ, ngành và địa phương chưa cắt giảm, điều chuyển, giãn tiến độ, đình hoãn triệt để các dự án khởi công mới sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Số vốn điều chuyển, cắt giảm là khá thấp so với số dự án khởi công mới không thuộc đối tượng triển khai trong năm nay và các địa phương mới chỉ tập trung rà soát, điều chuyển vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền đề nghị các tỉnh, thành cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11 của Chính phủ, thực hiện thật cụ thể và kịp thời cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư công tại địa phương sao cho có hiệu quả, tránh tình trạng xin đầu tư các công trình với nhiều lý do./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)