Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova, ngày 10/11 thông báo tổ chức này đã buộc phải ngừng tất cả các chương trình chi tiêu của mình cho tới cuối năm, sau khi Mỹ cắt các khoản đóng góp, liên quan đến những bất đồng về quy chế thành viên UNESCO của Palestine.
[Palestine trở thành thành viên đầy đủ của UNESCO]
Phát biểu tại Hội nghị toàn thể UNESCO, bà Bokova cho biết do phải đối mặt với tình trạng thiếu 65 triệu USD tiền tài trợ từ Washington, nên UNESCO đã "buộc phải ngừng mọi hoạt động, cũng như ngừng triển khai các chương trình cho tới cuối năm nay."
Bà Bokova cho biết để bù đắp số tiền thiếu hụt trên, UNESCO cần tiết kiệm chi tiêu 35 triệu USD trong năm nay, cũng như phải trích 30 triệu USD từ ngân quỹ lưu động của mình.
Tuy nhiên, một quan chức UNESCO giấu tên cho biết tổ chức này sẽ chỉ đình chỉ các dự án mới, trong khi tất cả các chương trình đã cam kết sẽ vẫn được thực thi.
[Israel trả đũa vì Palestine là thành viên UNESCO]
Tháng trước, Mỹ và Israel đã cắt các khoản đóng góp cho UNESCO sau khi các nước thành viên tổ chức này bỏ phiếu tiếp nhận Palestine làm thành viên đầy đủ, một động thái được coi là bước tiến tới công nhận Palestine như một thành viên Liên hợp quốc.
Mỹ là một trong những nước tài trợ chính của UNESCO. Trong các năm 2012-2013 tới, theo kế hoạch, Mỹ sẽ tài trợ 22% ngân sách của tổ chức này, mà nếu thiếu khoản đóng góp đó, UNESCO sẽ phải đối mặt với khoản thiếu hụt 143 triệu USD.
Bà Bokova đã đề xuất thành lập một quỹ khẩn cấp để kêu gọi sự đóng góp tự nguyện từ các tổ chức và cá nhân cũng như tạm thời tăng phần đóng góp của các quốc gia thành viên để bù đắp khoản thiếu hụt ngân sách nói trên./.
[Palestine trở thành thành viên đầy đủ của UNESCO]
Phát biểu tại Hội nghị toàn thể UNESCO, bà Bokova cho biết do phải đối mặt với tình trạng thiếu 65 triệu USD tiền tài trợ từ Washington, nên UNESCO đã "buộc phải ngừng mọi hoạt động, cũng như ngừng triển khai các chương trình cho tới cuối năm nay."
Bà Bokova cho biết để bù đắp số tiền thiếu hụt trên, UNESCO cần tiết kiệm chi tiêu 35 triệu USD trong năm nay, cũng như phải trích 30 triệu USD từ ngân quỹ lưu động của mình.
Tuy nhiên, một quan chức UNESCO giấu tên cho biết tổ chức này sẽ chỉ đình chỉ các dự án mới, trong khi tất cả các chương trình đã cam kết sẽ vẫn được thực thi.
[Israel trả đũa vì Palestine là thành viên UNESCO]
Tháng trước, Mỹ và Israel đã cắt các khoản đóng góp cho UNESCO sau khi các nước thành viên tổ chức này bỏ phiếu tiếp nhận Palestine làm thành viên đầy đủ, một động thái được coi là bước tiến tới công nhận Palestine như một thành viên Liên hợp quốc.
Mỹ là một trong những nước tài trợ chính của UNESCO. Trong các năm 2012-2013 tới, theo kế hoạch, Mỹ sẽ tài trợ 22% ngân sách của tổ chức này, mà nếu thiếu khoản đóng góp đó, UNESCO sẽ phải đối mặt với khoản thiếu hụt 143 triệu USD.
Bà Bokova đã đề xuất thành lập một quỹ khẩn cấp để kêu gọi sự đóng góp tự nguyện từ các tổ chức và cá nhân cũng như tạm thời tăng phần đóng góp của các quốc gia thành viên để bù đắp khoản thiếu hụt ngân sách nói trên./.
(TTXVN/Vietnam+)