Trước thềm Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) tại Brazil vào tháng Sáu tới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã trở thành đối tác chủ chốt đưa khoa học công nghệ vào trọng tâm của chương trình nghị sự Hội nghị Rio+20 và thúc đẩy sức mạnh khoa học-công nghệ trong các chương trình phát triển bền vững.
UNESCO cùng Hội đồng các liên minh khoa học quốc tế (ICSU) và nhiều đối tác khác đã tổ chức Diễn đàn khoa học công nghệ và đổi mới trước Hội nghị Rio+20.
Đây là cơ hội để các cộng đồng khoa học công nghệ thế giới thảo luận với các nhà hoạch định chính sách về những thách thức của sự phát triển bền vững và các giải pháp.
Diễn đàn cũng là dịp để khảo sát vai trò chủ chốt của khoa học đa ngành và đổi mới trong quá trình chuyển tiếp của nền kinh tế thế giới sang phát triển bền vững, nền kinh tế xanh và xóa đói giảm nghèo.
Mục đích của diễn đàn là xây dựng các chương trình về nghiên cứu, khoa học-công nghệ và chính sách sau Rio+20 trên cơ sở các kết luận của các hội nghị khoa học-công nghệ châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi, châu Mỹ Latin và Caribe, châu Âu và các nước Arập.
Các nghiên cứu của UNESCO cảnh báo các mô hình kinh tế và phát triển hiện hành là thủ phạm dẫn tới nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và môi trường.
Khoa học đa ngành mạnh sẽ là nền tảng quyết định để hoạch định chính sách hài hòa cho phát triển bền vững. Các ngành khoa học-công nghệ và khoa học xã hội nhân văn có vai trò quyết định giúp nhân loại đối phó với những thách thức nhiều mặt của phát triển bền vững.
UNESCO kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các nhà khoa học, các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và xã hội dân sự để phát triển nguồn tri thức, thúc đẩy các giải pháp và các công nghệ cần thiết để xây dựng tương lai xanh trong kỷ nguyên đang biến đổi nhanh chóng về xã hội và môi trường./.
UNESCO cùng Hội đồng các liên minh khoa học quốc tế (ICSU) và nhiều đối tác khác đã tổ chức Diễn đàn khoa học công nghệ và đổi mới trước Hội nghị Rio+20.
Đây là cơ hội để các cộng đồng khoa học công nghệ thế giới thảo luận với các nhà hoạch định chính sách về những thách thức của sự phát triển bền vững và các giải pháp.
Diễn đàn cũng là dịp để khảo sát vai trò chủ chốt của khoa học đa ngành và đổi mới trong quá trình chuyển tiếp của nền kinh tế thế giới sang phát triển bền vững, nền kinh tế xanh và xóa đói giảm nghèo.
Mục đích của diễn đàn là xây dựng các chương trình về nghiên cứu, khoa học-công nghệ và chính sách sau Rio+20 trên cơ sở các kết luận của các hội nghị khoa học-công nghệ châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi, châu Mỹ Latin và Caribe, châu Âu và các nước Arập.
Các nghiên cứu của UNESCO cảnh báo các mô hình kinh tế và phát triển hiện hành là thủ phạm dẫn tới nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và môi trường.
Khoa học đa ngành mạnh sẽ là nền tảng quyết định để hoạch định chính sách hài hòa cho phát triển bền vững. Các ngành khoa học-công nghệ và khoa học xã hội nhân văn có vai trò quyết định giúp nhân loại đối phó với những thách thức nhiều mặt của phát triển bền vững.
UNESCO kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các nhà khoa học, các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và xã hội dân sự để phát triển nguồn tri thức, thúc đẩy các giải pháp và các công nghệ cần thiết để xây dựng tương lai xanh trong kỷ nguyên đang biến đổi nhanh chóng về xã hội và môi trường./.
(TTXVN)