Từ tháng 4/2012, tỉnh Nam Định triển khai thí điểm mô hình dự án "Ứng dụng sàng lọc đái tháo đường thai kỳ" của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho phụ nữ mang thai tại năm huyện, thành phố.
Dự án có tổng kinh phí 470 triệu đồng với mục tiêu xây dựng mô hình sàng lọc đái tháo đường thai kỳ cho phụ nữ mang thai; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng mô hình này tại các tuyến y tế cơ sở để có thể nhân rộng trong những năm tiếp theo.
Mô hình được triển khai tại ba vùng kinh tế của tỉnh là thành thị, thuần nông và vùng biển, cụ thể là tại phường Trần Tế Xương (thành phố Nam Định), xã Nam Vân (huyện Nam Trực), xã Mỹ Tân (huyện Mỹ Lộc), xã Liên Bảo (huyện Vụ Bản), xã Giao Xuân và Giao Lạc (huyện Giao Thủy).
Việc ứng dụng mô hình được chia thành nhiều nội dung bao gồm tuyên truyền cho cán bộ y tế cơ sở và các bà mẹ tới thăm khám, khám phân loại người bệnh có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao và người ít hoặc không có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ để áp dụng phương thức chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Đối với thai phụ có các yếu tố nguy cơ cao, phải tiến hành xét nghiệm glucose máu lúc đói và thực hiện dung nạp glucose máu uống ở thời điểm thai ba tháng đầu, nếu tốt hơn là trước khi có thai và sau đó theo dõi thường xuyên trong quá trình mang thai.
Còn những thai phụ không có các yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ thì có thể tiến hành sàng lọc đái tháo đường thai kỳ khi tuổi thai 24-28 tuần và sau đó theo dõi thường xuyên trong quá trình mang thai.
Dự án được triển khai từ tháng 4/2012 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 9/2013.
Đến nay, gần 1.000 thai phụ tại Nam Định đã được khám và điều trị đái tháo đường thai kỳ. Mô hình bước đầu đã cho thấy hiệu quả trong việc tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu nói chung và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em nói riêng.
Đặc biệt dự án thể hiện tính khả thi cao khi được áp dụng tại các khu vực nông thôn còn bị hạn chế về các nguồn lực y tế. Bên cạnh đó dự án góp phần xác định mô hình bệnh tật nói chung, mô hình bệnh lý khi mang thai nói riêng, từ đó giúp cho các cấp quản lý có thêm thông tin để có thể quản lý và chăm sóc tốt hơn sức khỏe nhân dân./.
Dự án có tổng kinh phí 470 triệu đồng với mục tiêu xây dựng mô hình sàng lọc đái tháo đường thai kỳ cho phụ nữ mang thai; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng mô hình này tại các tuyến y tế cơ sở để có thể nhân rộng trong những năm tiếp theo.
Mô hình được triển khai tại ba vùng kinh tế của tỉnh là thành thị, thuần nông và vùng biển, cụ thể là tại phường Trần Tế Xương (thành phố Nam Định), xã Nam Vân (huyện Nam Trực), xã Mỹ Tân (huyện Mỹ Lộc), xã Liên Bảo (huyện Vụ Bản), xã Giao Xuân và Giao Lạc (huyện Giao Thủy).
Việc ứng dụng mô hình được chia thành nhiều nội dung bao gồm tuyên truyền cho cán bộ y tế cơ sở và các bà mẹ tới thăm khám, khám phân loại người bệnh có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao và người ít hoặc không có nguy cơ đái tháo đường thai kỳ để áp dụng phương thức chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Đối với thai phụ có các yếu tố nguy cơ cao, phải tiến hành xét nghiệm glucose máu lúc đói và thực hiện dung nạp glucose máu uống ở thời điểm thai ba tháng đầu, nếu tốt hơn là trước khi có thai và sau đó theo dõi thường xuyên trong quá trình mang thai.
Còn những thai phụ không có các yếu tố nguy cơ đái tháo đường thai kỳ thì có thể tiến hành sàng lọc đái tháo đường thai kỳ khi tuổi thai 24-28 tuần và sau đó theo dõi thường xuyên trong quá trình mang thai.
Dự án được triển khai từ tháng 4/2012 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 9/2013.
Đến nay, gần 1.000 thai phụ tại Nam Định đã được khám và điều trị đái tháo đường thai kỳ. Mô hình bước đầu đã cho thấy hiệu quả trong việc tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu nói chung và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em nói riêng.
Đặc biệt dự án thể hiện tính khả thi cao khi được áp dụng tại các khu vực nông thôn còn bị hạn chế về các nguồn lực y tế. Bên cạnh đó dự án góp phần xác định mô hình bệnh tật nói chung, mô hình bệnh lý khi mang thai nói riêng, từ đó giúp cho các cấp quản lý có thêm thông tin để có thể quản lý và chăm sóc tốt hơn sức khỏe nhân dân./.
Hiền Hạnh (TTXVN)