Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một ưu điểm mới khác của thực vật là sau khi được tiến hành cải tạo gen, chúng có thể được dùng trong chống khủng bố, phát hiện nơi cất giấu thuốc nổ.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado State của Mỹ, đã tìm được phương pháp mới tìm kiếm thuốc nổ thông qua lợi dụng cơ thế phản ứng tự vệ của thực vật.
Theo nhà sinh vật học Dmitry Ford thuộc Đại học Colorado State, trong quá trình tiến hóa của sinh vật, việc con người phát triển ngày càng mạnh mẽ là do không ngừng thích ứng với môi trường sống.
Tuy nhiên, con người cũng vì thế mà mất đi sự mẫn cảm đối với môi trường, không thể dự báo được nguy hiểm đến từ môi trường xung quanh. Vì thế con người buộc phải dựa vào một số lực lượng bên ngoài như máy móc và các loài sinh vật.
Thực vật không có cơ quan cảm giác như động vật và cũng không chạy nhảy khắp nơi như động vật. Tuy nhiên, chúng cũng có thể cảm nhận được môi trường để đi tới những nơi an toàn và tránh nơi nguy hiểm. Vì thế con người có thể lợi dụng những đặc tính này của thực vật để giám sát môi trường.
Trên cơ sở những đặc tính đặc biệt trên của thực vật, các nhà khoa học đã nuôi cấy một loại cải xanh có thể dùng để kiểm tra thuốc nổ TNT. Thí nghiệm cho thấy khi kiểm tra được chất nổ TNT, chúng sẽ xuất hiện phản ứng thay đổi màu sắc, lá của đa số cây cải xanh sẽ biến thành màu vàng.
Ngoài ra có một số cây biến thành màu trắng. Tuy nhiên khi tháo bỏ chất nổ, màu sắc của cây đã chuyển từ màu trắng hoặc vàng sang màu xanh.
Theo các nhà khoa học, hiện tại khả năng tìm kiếm chất nổ của thực vật tương đương hoặc thậm chí tốt hơn khả năng của chó. Thực vật chống khủng bố không cần phải có một loài thực vật đặc biệt, bất cứ thực vật nào sau khi cải tiến gen đều có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tìm kiếm chất nổ; đồng thời có thể kiểm tra được nhiều chủng loại chất hóa học khác nhau.
Điều này cho thấy trong tương lai khi đi vào khu vực nguy hiểm con người chỉ cần mang theo loài thực vật chống khủng bố là có thể biết trước được mối đe dọa từ thuốc nổ.
Theo các quan chức Bộ quốc phòng và an ninh nội địa Mỹ, trong vài năm tới công nghệ này có thể được ứng dụng tại các sân bay lớn./.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado State của Mỹ, đã tìm được phương pháp mới tìm kiếm thuốc nổ thông qua lợi dụng cơ thế phản ứng tự vệ của thực vật.
Theo nhà sinh vật học Dmitry Ford thuộc Đại học Colorado State, trong quá trình tiến hóa của sinh vật, việc con người phát triển ngày càng mạnh mẽ là do không ngừng thích ứng với môi trường sống.
Tuy nhiên, con người cũng vì thế mà mất đi sự mẫn cảm đối với môi trường, không thể dự báo được nguy hiểm đến từ môi trường xung quanh. Vì thế con người buộc phải dựa vào một số lực lượng bên ngoài như máy móc và các loài sinh vật.
Thực vật không có cơ quan cảm giác như động vật và cũng không chạy nhảy khắp nơi như động vật. Tuy nhiên, chúng cũng có thể cảm nhận được môi trường để đi tới những nơi an toàn và tránh nơi nguy hiểm. Vì thế con người có thể lợi dụng những đặc tính này của thực vật để giám sát môi trường.
Trên cơ sở những đặc tính đặc biệt trên của thực vật, các nhà khoa học đã nuôi cấy một loại cải xanh có thể dùng để kiểm tra thuốc nổ TNT. Thí nghiệm cho thấy khi kiểm tra được chất nổ TNT, chúng sẽ xuất hiện phản ứng thay đổi màu sắc, lá của đa số cây cải xanh sẽ biến thành màu vàng.
Ngoài ra có một số cây biến thành màu trắng. Tuy nhiên khi tháo bỏ chất nổ, màu sắc của cây đã chuyển từ màu trắng hoặc vàng sang màu xanh.
Theo các nhà khoa học, hiện tại khả năng tìm kiếm chất nổ của thực vật tương đương hoặc thậm chí tốt hơn khả năng của chó. Thực vật chống khủng bố không cần phải có một loài thực vật đặc biệt, bất cứ thực vật nào sau khi cải tiến gen đều có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tìm kiếm chất nổ; đồng thời có thể kiểm tra được nhiều chủng loại chất hóa học khác nhau.
Điều này cho thấy trong tương lai khi đi vào khu vực nguy hiểm con người chỉ cần mang theo loài thực vật chống khủng bố là có thể biết trước được mối đe dọa từ thuốc nổ.
Theo các quan chức Bộ quốc phòng và an ninh nội địa Mỹ, trong vài năm tới công nghệ này có thể được ứng dụng tại các sân bay lớn./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)