Ngày 7/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và USAID đã ký Bản thỏa thuận để ứng phó các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành ở động vật và con người.
Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, bản thỏa thuận về xác định sớm và ứng phó với dịch bệnh động lực cao có nguồn gốc động vật trước khi trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe con người sẽ làm cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham gia Chương trình Nguy cơ Đại dịch mới nổi (EPT) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Mục đích của EPT là cải thiện năng lực của Việt Nam và các nước trong khu vực trong phát hiện sớm và ứng phó với nguồn bệnh nguy hiểm ở động vật trước khi những nguồn bệnh đó trở thành mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe con người.
Bà Vỉiginia E.Palmer, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết EPT chú trọng dến phát hiện sớm và đổi phó với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm ở động vật trước khi chúng đe dọa tới sức khỏe con người, Chương trình EPT kéo dài trong 5 năm (2011-2015) sẽ phát huy những thành tựu đạt được của USAID trong các hoạt động giám sát, tập huấn và kiểm soát dịch để tập trung vào các khu vực mà những mầm bệnh này có nguy cơ bùng phát cao nhất.
Kể từ năm 2005, USAID đã dành cho Việt Nam khoảng 63 triệu USD để phòng ngừa chống dịch cúm gia cầm. Phần lớn khoản tiền này dành cho Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các nỗ lực của Hoa Kỳ cũng với các đối tác của hai nước và sự nỗ lực của Chính phủ việt Nam trong việc phòng chống các dịch bệnh đã giảm thiểu rủi ro của một số dịch bệnh, bà Vỉiginia E.Palmer nói.
Cũng nhân dịp này, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng đã khẳng định sự hợp tác quốc tế rất hiệu quả mà Việt Nam đã có trong lĩnh vực ứng phó và kiểm soát dịch bệnh trong suốt thập kỷ qua. Sự hợp tác này là rất quan trọng bởi bản chất toàn cầu của vấn đề này.
Nhân dịp này, ông cũng đã cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ giành cho Việt Nam trong thời gian qua và mong tiếp tục nhậnd dược sự hỗ trợ, hợp tác của Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Trong năm đầu tiên, EPT sẽ chú trọng vào các điểm nóng ở khu vực hạ lưu Congo ở Đông và Trung Phi và ở khu vực sông Mekong tại Đông Nam Á. Trong các năm tiếp theo, EPT sẽ mở rộng phạm vi dến các điểm nóng khác ở Đông Nam Á, Amazon ở Nam Mỹ và Đồng bằng Gangetic ở Nam Phi.
Theo USAID, gần 75% các căn bệnh mới xuất hiện, bùng phát hoặc tái phát tác động đến con người ở đầu thế kỷ 21 đều có nguồn gốc từ động vật. Trước tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường sinh thái và điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nguy cơ các mầm bệnh mới gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe con người đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm./.
Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, bản thỏa thuận về xác định sớm và ứng phó với dịch bệnh động lực cao có nguồn gốc động vật trước khi trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe con người sẽ làm cơ sở để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham gia Chương trình Nguy cơ Đại dịch mới nổi (EPT) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Mục đích của EPT là cải thiện năng lực của Việt Nam và các nước trong khu vực trong phát hiện sớm và ứng phó với nguồn bệnh nguy hiểm ở động vật trước khi những nguồn bệnh đó trở thành mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe con người.
Bà Vỉiginia E.Palmer, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết EPT chú trọng dến phát hiện sớm và đổi phó với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm ở động vật trước khi chúng đe dọa tới sức khỏe con người, Chương trình EPT kéo dài trong 5 năm (2011-2015) sẽ phát huy những thành tựu đạt được của USAID trong các hoạt động giám sát, tập huấn và kiểm soát dịch để tập trung vào các khu vực mà những mầm bệnh này có nguy cơ bùng phát cao nhất.
Kể từ năm 2005, USAID đã dành cho Việt Nam khoảng 63 triệu USD để phòng ngừa chống dịch cúm gia cầm. Phần lớn khoản tiền này dành cho Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các nỗ lực của Hoa Kỳ cũng với các đối tác của hai nước và sự nỗ lực của Chính phủ việt Nam trong việc phòng chống các dịch bệnh đã giảm thiểu rủi ro của một số dịch bệnh, bà Vỉiginia E.Palmer nói.
Cũng nhân dịp này, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng đã khẳng định sự hợp tác quốc tế rất hiệu quả mà Việt Nam đã có trong lĩnh vực ứng phó và kiểm soát dịch bệnh trong suốt thập kỷ qua. Sự hợp tác này là rất quan trọng bởi bản chất toàn cầu của vấn đề này.
Nhân dịp này, ông cũng đã cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ giành cho Việt Nam trong thời gian qua và mong tiếp tục nhậnd dược sự hỗ trợ, hợp tác của Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Trong năm đầu tiên, EPT sẽ chú trọng vào các điểm nóng ở khu vực hạ lưu Congo ở Đông và Trung Phi và ở khu vực sông Mekong tại Đông Nam Á. Trong các năm tiếp theo, EPT sẽ mở rộng phạm vi dến các điểm nóng khác ở Đông Nam Á, Amazon ở Nam Mỹ và Đồng bằng Gangetic ở Nam Phi.
Theo USAID, gần 75% các căn bệnh mới xuất hiện, bùng phát hoặc tái phát tác động đến con người ở đầu thế kỷ 21 đều có nguồn gốc từ động vật. Trước tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường sinh thái và điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nguy cơ các mầm bệnh mới gia tăng ảnh hưởng đến sức khỏe con người đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm./.
Ngọc Dung (Vietnam+)