Tại thị trường Tokyo phiên 21/4, đồng USD đã rơi vào tình trạng bán tháo, trong bối cảnh sắc xanh trên các sàn chứng khoán khiến nhà đầu tư hứng thú hơn với các tài sản rủi ro.
Trong phiên 21/4, đồng USD được giao dịch với giá thấp nhất trong vòng 31 tháng qua so với đồng won (1.080,5 won/USD), so với mức 1.082,2 won/USD phiên 20/4.
Đặc biệt, đồng tiền xanh cũng trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua so với đồng ringgit của Malaysia, được giao dịch với giá 3,0080 ringgit/USD, so với mức 3,0140 ringgit/USD phiên trước.
Đồng USD cũng mất giá so với đồng SGD của Singapore, giảm từ mức 1,2416 SGD/USD phiên 20/4 xuống 1,2368 SGD/USD.
Tohru Sasaki, chiến lược gia tại JPMorgan Chase Bank, nhận định đồng USD đang phải chịu sức ép bán tháo. Nhà đầu tư cũng muốn bán USD và yen để đưa tiền vào các tài sản rủi ro nhưng có lợi nhuận cao hơn. Phiên 21/4, đồng USD đi xuống so với cả yen và euro, được giao dịch với giá 82,23 yen/USD và 1,4568 USD/euro.
Trong năm 2010, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi lên giá mạnh, do các nhà giao dịch nước ngoài nhận thấy đầu tư của họ ở đây sinh lời hơn tại phương Tây, nơi sức phục hồi kinh tế vẫn chậm và lãi suất thấp.
Luồng tiền lớn từ bên ngoài đổ vào khiến các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để kiềm chế đà tăng của đồng nội tệ -nhân tố ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu của các nước này.
Tâm lý lo ngại về nợ công của Mỹ (sau khi S&P cảnh báo có thể hạ mức xếp hạng tín dụng của cường quốc này) cũng tác động tiêu cực tới đồng tiền xanh. Mặc dù núi nợ công tại Eurozone vẫn là mối lo lớn đối với các nhà giao dịch, nhưng đồng euro vẫn lên giá mạnh so với đồng USD, do Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất.
Trong khi đó, khó có khả năng Mỹ sẽ sớm nâng lãi suất, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ lỏng tới tháng 6/2011.
Phiên 21/4, đồng USD cũng mất giá so với các đồng tiền của Đài Loan, Indonesia, Philippines và Thái Lan./.
Trong phiên 21/4, đồng USD được giao dịch với giá thấp nhất trong vòng 31 tháng qua so với đồng won (1.080,5 won/USD), so với mức 1.082,2 won/USD phiên 20/4.
Đặc biệt, đồng tiền xanh cũng trượt xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua so với đồng ringgit của Malaysia, được giao dịch với giá 3,0080 ringgit/USD, so với mức 3,0140 ringgit/USD phiên trước.
Đồng USD cũng mất giá so với đồng SGD của Singapore, giảm từ mức 1,2416 SGD/USD phiên 20/4 xuống 1,2368 SGD/USD.
Tohru Sasaki, chiến lược gia tại JPMorgan Chase Bank, nhận định đồng USD đang phải chịu sức ép bán tháo. Nhà đầu tư cũng muốn bán USD và yen để đưa tiền vào các tài sản rủi ro nhưng có lợi nhuận cao hơn. Phiên 21/4, đồng USD đi xuống so với cả yen và euro, được giao dịch với giá 82,23 yen/USD và 1,4568 USD/euro.
Trong năm 2010, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi lên giá mạnh, do các nhà giao dịch nước ngoài nhận thấy đầu tư của họ ở đây sinh lời hơn tại phương Tây, nơi sức phục hồi kinh tế vẫn chậm và lãi suất thấp.
Luồng tiền lớn từ bên ngoài đổ vào khiến các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để kiềm chế đà tăng của đồng nội tệ -nhân tố ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu của các nước này.
Tâm lý lo ngại về nợ công của Mỹ (sau khi S&P cảnh báo có thể hạ mức xếp hạng tín dụng của cường quốc này) cũng tác động tiêu cực tới đồng tiền xanh. Mặc dù núi nợ công tại Eurozone vẫn là mối lo lớn đối với các nhà giao dịch, nhưng đồng euro vẫn lên giá mạnh so với đồng USD, do Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất.
Trong khi đó, khó có khả năng Mỹ sẽ sớm nâng lãi suất, khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ lỏng tới tháng 6/2011.
Phiên 21/4, đồng USD cũng mất giá so với các đồng tiền của Đài Loan, Indonesia, Philippines và Thái Lan./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)