Việc trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp là một thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên, cũng mang lại những thách thức mới cho Việt Nam khi các mối quan hệ đối tác và các nguồn tại trợ bắt đầu có sự thay đổi với nhiều khó khăn trong thu hút, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong giai đoạn tiếp theo.
"Tầm nhìn từ nay với năm 2020 và các năm tiếp theo với mục tiêu nâng cao trình độ phát triển, Việt Nam chủ trương dựa vào nội lực đồng thời kết hợp tiếp tục tranh thủ các nguồn lực bên ngoài," ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định tại Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
Sử dụng cẩn trọng
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, tuy đạt được mức phát triển tương ứng với một nước thu nhập trung bình thấp, song Việt Nam kém nhiều mặt so với trình độ phát triển của một số nước thu nhập trung bình trong khu vực và trên thế giới.
“Để thu hẹp khoảng cách với các nước ASEAN khác, Việt Nam cần tri thức, kỹ năng, nhân lực và vốn. Do đó, viện trợ phát triển tiếp tục là một trong những nguồn đầu tư bên ngoài quan trọng hỗ trợ nhu cầu này,” ông Phương nói.
Về vấn đề này, Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam chỉ ra, chi phí xã hội cao của quá trình tăng trưởng nhanh là nguyên nhân chính gây lo ngại. Tính tổn thương gia tăng, bất bình đẳng tăng lên và các rào cản xã hội khiến cho một bộ phận người dân, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, các gia đình ở vùng sâu… không được hưởng chất lượng giáo dục và y tế thiết yếu như những người khác. Bên cạnh đó, tham nhũng và quản lý yếu kém trong khu vực công tiếp tục là thách thức lớn.
Kinh nghiệm từ các quốc gia thu nhập trung bình cho thấy, thu hút ODA sẽ không còn nhiều về nguồn lực mà thay vào đó là các giải pháp phát triển, các ý tưởng để giải quyết các vấn đề phức tạp cụ thể mà các quốc gia phải đối mặt. Theo thời gian, Việt Nam được hy vọng là sẽ chuyển theo hướng này.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến cáo, nguồn vốn ODA cần phải bao hàm nhiều mặt hơn trước đây và là một gói tổng thể các ý tưởng, tri thức và tài chính. Do vậy, nguồn vốn ODA sẽ cần được sử dụng một cách chiến lược hơn và cẩn trọng hơn để huy động các nguồn vốn tư nhân bổ sung cho các nguồn lực công.
Chú trọng hiệu quả
Theo bà Kwakwa, trong giai đoạn chuyển đổi, Việt Nam vẫn còn rất nhiều nguồn ODA chưa được giải ngân. Cụ thể, nguồn ODA ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và tổ chức JICA (Nhật Bản) chưa được giải ngân lên tới gần 17 tỷ USD và nếu Việt Nam đảm bảo hoạt động giải ngân được khoảng 3-4 tỉ USD trong mỗi năm thì nguồn này có thể duy trì trong vòng 4 đến 6 năm tới.
“Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được nhận tài chính ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới trong khuôn khổ IDA 17, như vậy, Việt Nam có đủ thời gian để chuyển đổi một cách nhịp nhàng sang việc sử dụng nhiều hơn những nguồn tài chính khác bên cạnh ODA truyền thống. Cuối cùng, quá trình phát triển tương lai cũng cần chú ý tới việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực có hạn trong nước,” bà Kwakwa nói.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Phương khẳng định, tầm nhìn đến năm 2020 và các năm tiếp theo với mục tiêu sẽ nâng cao trình độ phát triển, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam chủ trương dựa vào nội lực là chính.
Song bên cạnh đó, Việt Nam sẽ thực hiện đồng thời chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, trong đó có nguồn lực từ quan hệ hợp tác phát triển với mong muốn ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ các khâu đột phá, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, quy mô lớn; hoàn thiện chính sách và thể chế của nền kinh tế thị trường; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để thích ứng với những đổi thay trong chính sách viện trợ đối với một nước có thu nhập trung bình thấp, ông Phương cho biết, Việt Nam sẽ chủ động hợp tác với các nhà tài trợ xây dựng Diễn đàn Đối tác phát triển (VDPF) với kỳ vọng Diễn đàn này thật sự hữu ích cho việc đối thoại chính sách phát triển, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, các đối tác trong, ngoài nước tham gia vào quá trình phát triển của Việt Nam.
Thêm vào đó, Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ đồng thời sử dụng hợp lý các mô hình viện trợ khác nhau, nhất là hỗ trợ ngân sách để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý công theo chuẩn mực và tập quán quốc tế.
Ngoài ra, Thứ trưởng Phương cũng cho hay, Việt Nam sẽ sử dụng tập trung hơn nguồn vốn hỗ trợ phát triển, đặc biệt là nguồn vay kém ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội quy mô lớn, có giá trị và tạo ra tác động lan tỏa mạnh đối với sự phát triển chung của cả nước, cũng như của các bộ, ngành, địa phương./.
"Tầm nhìn từ nay với năm 2020 và các năm tiếp theo với mục tiêu nâng cao trình độ phát triển, Việt Nam chủ trương dựa vào nội lực đồng thời kết hợp tiếp tục tranh thủ các nguồn lực bên ngoài," ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định tại Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
Sử dụng cẩn trọng
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, tuy đạt được mức phát triển tương ứng với một nước thu nhập trung bình thấp, song Việt Nam kém nhiều mặt so với trình độ phát triển của một số nước thu nhập trung bình trong khu vực và trên thế giới.
“Để thu hẹp khoảng cách với các nước ASEAN khác, Việt Nam cần tri thức, kỹ năng, nhân lực và vốn. Do đó, viện trợ phát triển tiếp tục là một trong những nguồn đầu tư bên ngoài quan trọng hỗ trợ nhu cầu này,” ông Phương nói.
Về vấn đề này, Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam chỉ ra, chi phí xã hội cao của quá trình tăng trưởng nhanh là nguyên nhân chính gây lo ngại. Tính tổn thương gia tăng, bất bình đẳng tăng lên và các rào cản xã hội khiến cho một bộ phận người dân, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, các gia đình ở vùng sâu… không được hưởng chất lượng giáo dục và y tế thiết yếu như những người khác. Bên cạnh đó, tham nhũng và quản lý yếu kém trong khu vực công tiếp tục là thách thức lớn.
Kinh nghiệm từ các quốc gia thu nhập trung bình cho thấy, thu hút ODA sẽ không còn nhiều về nguồn lực mà thay vào đó là các giải pháp phát triển, các ý tưởng để giải quyết các vấn đề phức tạp cụ thể mà các quốc gia phải đối mặt. Theo thời gian, Việt Nam được hy vọng là sẽ chuyển theo hướng này.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến cáo, nguồn vốn ODA cần phải bao hàm nhiều mặt hơn trước đây và là một gói tổng thể các ý tưởng, tri thức và tài chính. Do vậy, nguồn vốn ODA sẽ cần được sử dụng một cách chiến lược hơn và cẩn trọng hơn để huy động các nguồn vốn tư nhân bổ sung cho các nguồn lực công.
Chú trọng hiệu quả
Theo bà Kwakwa, trong giai đoạn chuyển đổi, Việt Nam vẫn còn rất nhiều nguồn ODA chưa được giải ngân. Cụ thể, nguồn ODA ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và tổ chức JICA (Nhật Bản) chưa được giải ngân lên tới gần 17 tỷ USD và nếu Việt Nam đảm bảo hoạt động giải ngân được khoảng 3-4 tỉ USD trong mỗi năm thì nguồn này có thể duy trì trong vòng 4 đến 6 năm tới.
“Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được nhận tài chính ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới trong khuôn khổ IDA 17, như vậy, Việt Nam có đủ thời gian để chuyển đổi một cách nhịp nhàng sang việc sử dụng nhiều hơn những nguồn tài chính khác bên cạnh ODA truyền thống. Cuối cùng, quá trình phát triển tương lai cũng cần chú ý tới việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực có hạn trong nước,” bà Kwakwa nói.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Phương khẳng định, tầm nhìn đến năm 2020 và các năm tiếp theo với mục tiêu sẽ nâng cao trình độ phát triển, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam chủ trương dựa vào nội lực là chính.
Song bên cạnh đó, Việt Nam sẽ thực hiện đồng thời chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, trong đó có nguồn lực từ quan hệ hợp tác phát triển với mong muốn ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ các khâu đột phá, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, quy mô lớn; hoàn thiện chính sách và thể chế của nền kinh tế thị trường; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để thích ứng với những đổi thay trong chính sách viện trợ đối với một nước có thu nhập trung bình thấp, ông Phương cho biết, Việt Nam sẽ chủ động hợp tác với các nhà tài trợ xây dựng Diễn đàn Đối tác phát triển (VDPF) với kỳ vọng Diễn đàn này thật sự hữu ích cho việc đối thoại chính sách phát triển, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, các đối tác trong, ngoài nước tham gia vào quá trình phát triển của Việt Nam.
Thêm vào đó, Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ đồng thời sử dụng hợp lý các mô hình viện trợ khác nhau, nhất là hỗ trợ ngân sách để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý công theo chuẩn mực và tập quán quốc tế.
Ngoài ra, Thứ trưởng Phương cũng cho hay, Việt Nam sẽ sử dụng tập trung hơn nguồn vốn hỗ trợ phát triển, đặc biệt là nguồn vay kém ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội quy mô lớn, có giá trị và tạo ra tác động lan tỏa mạnh đối với sự phát triển chung của cả nước, cũng như của các bộ, ngành, địa phương./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)