Tổng thống Francois Hollande đang ngày càng khiến đông đảo người dân Pháp mất dần niềm tin. Kết quả thăm dò công bố ngày 4/3 của Viện TNS Sofre cho thấy Tổng thống Pháp hiện chỉ nhận được sự tin tưởng của 30% số người được hỏi.
Một kết quả thấp nhất đối với một tổng thống Pháp sau 10 tháng nắm quyền kể từ năm 1981.
Xu hướng tụt điểm liên tục của Tổng thống Hollande cũng được khẳng định qua các thăm dò dư luận của tất cả các Viện thăm dò khác cho dù nhà lãnh đạo này đã gỡ điểm nhất thời khi phát động chiến dịch can thiệp quân sự ở Mali. Trước Hollande, nước Pháp chưa bao giờ có tổng thống nào nhận được số điểm thấp đến như vậy trong một cuộc thăm dò ý kiến của TNS Sofres.
Sau 10 tháng cầm quyền, bất chấp rất nhiều chỉ trích, Nicolas Sarkozy vẫn giành được sự tin tưởng của 37% người dân Pháp, trong khi Jacques Chirac được 40% năm 1995 và Francois Mitterrand 58% năm 1981.
Trên thực tế, uy tín của Tổng thống Hollande đã tụt dốc không phanh: sau 3 tháng (tháng 9/2012) nhận số điểm báo động đầu tiên 41%, tức là tụt 14 điểm so với kết quả đắc cử. Có nhiều lý do lý giải tại sao hình ảnh ông Hollande xấu đi rất nhanh trong mắt cử tri. Trước hết, nền tàng tranh cử của ứng cử viên Hollande đã bắt đầu tan rã và hơn nữa, tuy đắc cử nhưng ông không nhận được sự ủng hộ thực sự của nhiều bộ phận cử tri.
Các cử tri cánh hữu chưa bao giờ dành cho ông sự tin tưởng và vì vậy khi bắt đầu nắm quyền tháng 6/2012, ông chỉ nhận được sự ủng hộ của 55% số người được hỏi. Để so sánh, Mitterrand nhận được sự ủng hộ của 74% người dân Pháp khi bắt đầu nắm quyền năm 1981 hoặc Sarkozy được 64%.
Theo thăm dò trên của TNS Sofre, uy tín của Hollande giảm mạnh nhất trong giới hưởng lương nhà nước (mất 18 điểm), tiếp đến là trong bộ phận cảm tình của Mặt trận Cánh tả (16 điểm), Đảng Xanh (15 điểm) và Đảng Xã hội (8 điểm). Ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Pháp (PCF) thuộc Mặt trận Cánh tả đã có nhiều chỉ trích phản đối các chính sách của Chính phủ. Hiệp ước về tăng cường sức cạnh tranh, các chương trình cải cách ngân hàng và ngân sách đã gây chia rẽ giữa Hollande với PCF, một chính đảng tả nhất trong phe đa số.
Sự mất lòng dân của Francois Hollande cũng được giải thích ở một khía cạnh khác rất quan trọng: “tình hình kinh tế thảm họa” của nước Pháp. Quả thực Pháp đảng phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II, với tỉ lệ thất nghiệp đang tiệm cận kỷ lục tuyệt đối. Bất luận thế nào, người dân Pháp luôn có thói quen đánh giá giá trị và hiệu quả của các chính sách do Tổng thống đề ra và thực hiện ở khả năng giảm tỉ lệ người thất nghiệp. Bởi vậy, khi thất nghiệp bùng nổ và leo thang từng tháng, rất khó để một vị tổng thống được lòng dân.
Lý do cuối cùng thể hiện ở chính con người Hollande. Từ khi nhậm chức, ông đã nhanh chóng tạo ra hình ảnh một tổng thống thiếu quyết đoán và thường xuyên trì hoãn các quyết định khó khăn. Nét tính cách này, nếu có thể nói như vậy, có vẻ như đã được thay đổi sau quyết định tấn công các nhóm Hồi giáo thánh chiến ở miền bắc Mali. Tuy nhiên ở khía cạnh kinh tế, cam kết của Hollande giữ thâm hụt ngân sách ở mức 3% và đảo chiều tình trạng thất nghiệp trong năm 2013 đang tan như mây khói trước bức tường khủng hoảng hiện thực.
Kết quả chiến sự tại Mali không khiến người dân Pháp quên đi thực tại trong nước và đưa vị tổng thống của mình về với thực tại. Rất nhiều người Pháp biết rằng thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ vượt quá 3% và tình trạng thất nghiệp chắc chắn sẽ tiếp tục xu hướng leo thang trong năm 2013 này. Cuối cùng, triển vọng thoát khỏi khủng hoảng hầu như không tồn tại và không ai ảo tưởng về điều này. Nói vậy để hiểu rằng niềm tin của người Pháp đối với Tổng thống Hollande có thể còn thấp hơn nữa trong những tháng tới./.
Một kết quả thấp nhất đối với một tổng thống Pháp sau 10 tháng nắm quyền kể từ năm 1981.
Xu hướng tụt điểm liên tục của Tổng thống Hollande cũng được khẳng định qua các thăm dò dư luận của tất cả các Viện thăm dò khác cho dù nhà lãnh đạo này đã gỡ điểm nhất thời khi phát động chiến dịch can thiệp quân sự ở Mali. Trước Hollande, nước Pháp chưa bao giờ có tổng thống nào nhận được số điểm thấp đến như vậy trong một cuộc thăm dò ý kiến của TNS Sofres.
Sau 10 tháng cầm quyền, bất chấp rất nhiều chỉ trích, Nicolas Sarkozy vẫn giành được sự tin tưởng của 37% người dân Pháp, trong khi Jacques Chirac được 40% năm 1995 và Francois Mitterrand 58% năm 1981.
Trên thực tế, uy tín của Tổng thống Hollande đã tụt dốc không phanh: sau 3 tháng (tháng 9/2012) nhận số điểm báo động đầu tiên 41%, tức là tụt 14 điểm so với kết quả đắc cử. Có nhiều lý do lý giải tại sao hình ảnh ông Hollande xấu đi rất nhanh trong mắt cử tri. Trước hết, nền tàng tranh cử của ứng cử viên Hollande đã bắt đầu tan rã và hơn nữa, tuy đắc cử nhưng ông không nhận được sự ủng hộ thực sự của nhiều bộ phận cử tri.
Các cử tri cánh hữu chưa bao giờ dành cho ông sự tin tưởng và vì vậy khi bắt đầu nắm quyền tháng 6/2012, ông chỉ nhận được sự ủng hộ của 55% số người được hỏi. Để so sánh, Mitterrand nhận được sự ủng hộ của 74% người dân Pháp khi bắt đầu nắm quyền năm 1981 hoặc Sarkozy được 64%.
Theo thăm dò trên của TNS Sofre, uy tín của Hollande giảm mạnh nhất trong giới hưởng lương nhà nước (mất 18 điểm), tiếp đến là trong bộ phận cảm tình của Mặt trận Cánh tả (16 điểm), Đảng Xanh (15 điểm) và Đảng Xã hội (8 điểm). Ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Pháp (PCF) thuộc Mặt trận Cánh tả đã có nhiều chỉ trích phản đối các chính sách của Chính phủ. Hiệp ước về tăng cường sức cạnh tranh, các chương trình cải cách ngân hàng và ngân sách đã gây chia rẽ giữa Hollande với PCF, một chính đảng tả nhất trong phe đa số.
Sự mất lòng dân của Francois Hollande cũng được giải thích ở một khía cạnh khác rất quan trọng: “tình hình kinh tế thảm họa” của nước Pháp. Quả thực Pháp đảng phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II, với tỉ lệ thất nghiệp đang tiệm cận kỷ lục tuyệt đối. Bất luận thế nào, người dân Pháp luôn có thói quen đánh giá giá trị và hiệu quả của các chính sách do Tổng thống đề ra và thực hiện ở khả năng giảm tỉ lệ người thất nghiệp. Bởi vậy, khi thất nghiệp bùng nổ và leo thang từng tháng, rất khó để một vị tổng thống được lòng dân.
Lý do cuối cùng thể hiện ở chính con người Hollande. Từ khi nhậm chức, ông đã nhanh chóng tạo ra hình ảnh một tổng thống thiếu quyết đoán và thường xuyên trì hoãn các quyết định khó khăn. Nét tính cách này, nếu có thể nói như vậy, có vẻ như đã được thay đổi sau quyết định tấn công các nhóm Hồi giáo thánh chiến ở miền bắc Mali. Tuy nhiên ở khía cạnh kinh tế, cam kết của Hollande giữ thâm hụt ngân sách ở mức 3% và đảo chiều tình trạng thất nghiệp trong năm 2013 đang tan như mây khói trước bức tường khủng hoảng hiện thực.
Kết quả chiến sự tại Mali không khiến người dân Pháp quên đi thực tại trong nước và đưa vị tổng thống của mình về với thực tại. Rất nhiều người Pháp biết rằng thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ vượt quá 3% và tình trạng thất nghiệp chắc chắn sẽ tiếp tục xu hướng leo thang trong năm 2013 này. Cuối cùng, triển vọng thoát khỏi khủng hoảng hầu như không tồn tại và không ai ảo tưởng về điều này. Nói vậy để hiểu rằng niềm tin của người Pháp đối với Tổng thống Hollande có thể còn thấp hơn nữa trong những tháng tới./.
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)