Vườn quốc gia Núi Chúa là nơi hội tụ đủ các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình hình thành nên hệ sinh thái khô hạn đặc trưng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả vùng Đồng Nam Á.
Vườn quốc gia độc đáo này nằm trên địa bàn huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), có diện tích tự nhiên là 29.673km2, cách thị xã Phan Rang-Tháp Chàm 20km về phía Bắc.
Núi Chúa còn có tên gọi là núi Cô Tuy có đỉnh cao nhất 1.039m, nằm ở trung tâm Vườn quốc gia. Quần thể Núi Chúa bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn từ 25-40 độ, có nhiều vách đá dựng đứng và đá tảng lộ đầu. Đất ở Vườn quốc gia Núi Chúa có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, nhiều đá ong, độ chua cao, dễ thoát nước và nghèo dinh dưỡng.
Với lượng mưa hàng năm dao động từ 700-800mm (thấp nhất trong cả nước) quanh năm nắng, nóng khô hạn, nhiệt độ trung bình tháng Tám là tháng nóng nhất với 33,2 độ C. Do đó, Vườn quốc gia Núi Chúa có khí hậu được các nhà khoa học đánh giá là nơi khắc nghiệt nhất ở Việt Nam.
Hệ sinh thái này có diện tích khoảng 10.600ha, chiếm 35% diện tích tự nhiên Vườn quốc gia, tập trung thành một vùng lớn liên tục dọc theo bờ biển thuộc phía Đông và Đông Nam Vườn quốc gia ở độ cao từ 50-700m so với mực nước biển.
Ngoài lượng mưa thấp (< 700mm), Vườn quốc gia Núi Chúa còn chịu tác động rất lớn của gió biển vào mùa Đông và mùa Hè, cho nên quần thể hệ thực vật ở đây hầu hết các loài rụng lá về mùa khô, cây thấp lùn lá nhỏ, dày thường có lông hoặc răng cưa, đặc biệt là có rất nhiều gai để giảm thoát hơi nước.
Vườn quốc gia Núi Chúa cũng có mật độ cây thấp, khoảng 150-230 cá thể/ha, phân bố không đều, có nhiều khoảng trống.
Với những đặc trưng rất khu biệt này, Vườn quốc gia Núi Chúa còn được gọi là "thảo nguyên cây gai," thể hiện một phần diện mạo của thảm thực vật có một không hai ở nước ta.
Hệ sinh thái khô hạn Vườn quốc gia Núi Chúa qua điều tra hiện đã thống kê được 1.019 loài thuộc 506 chi, 130 họ của năm ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 35 loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam năm 2007, như trắc (Dalbergia cochinchinensis), cẩm lai (Dalbergia oliveri), giáng hương (Pterocarpus macrocarpa) và một số loài tuế (Cycas ssp.) vv…
Đáng chú ý, có một số loài đặc hữu chỉ gặp ở Vườn quốc gia Núi Chúa và một số khu vực lân cận như thị Phan Rang (Diospyros phanrangensis), dẻ Phan Rang (Lithocarpus phanrangensis), đa Phan Rang (Ficus phanrangensis), chòi mòi Phan Rang (Antidesma phanrangensis)...
Điển hình của các loài cây chịu hạn là những cây có gai như xương rồng bà hay còn gọi là vợt gai (Opuntia elatior), trâm bầu (Combretum quadraglurare), mùng quân ấn (Flacourtia indica), lọ nồi ô rô (Hydnocarpus ilicifolia) vv…
Ngoài ra còn phải kể đến huyết giác (Dracaena cambodiana), có cây đường kính gốc hàng mét với rất nhiều nhánh, mọc lên từ kẽ của những tàng đá lớn, trở thành những kỳ quan nhỏ hết sức lạ mắt.
Độc đáo nhất phải kể là loài quyển bá xoắn (Selaginella tamariscina). Lá của loài này xoắn tròn trong mùa khô, trông như đã chết, nhưng khi gặp ẩm lại xòe ra xanh tươi như sống lại. Chính vì vậy, cây này còn có tên là cây "trường sinh bất tử."
Quyển bá xoắn cũng là cây thuốc. Một số người bán thuốc đã quảng cáo quyển bá xoắn là một loại thuốc trường sinh song thực tế trường sinh chỉ là đặc điểm thích nghi của loài cây chịu hạn này.
Loài cây này phân bố tương đối hẹp, chỉ có thể tìm thấy ở Vườn quốc gia Núi Chúa mà thôi.
Tại Hội thảo về bảo tồn đa dạng sinh học lưu vực sông Me Kong năm 2000, Vườn quốc gia Núi Chúa đã được ghi nhận là vùng nghiên cứu ưu tiên cho khu vực Nam Trường Sơn, đồng thời cũng được Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên đề xuất một nghiên cứu mang tên "Vùng đất thấp ven biển Cam Ranh."
Không chỉ là đối tượng được các nhà khoa học quan tâm, hiện Vườn quốc gia Núi Chúa đang ngày càng thu hút nhiều khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên muốn khám phá những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn./.
Vườn quốc gia độc đáo này nằm trên địa bàn huyện Ninh Hải (Ninh Thuận), có diện tích tự nhiên là 29.673km2, cách thị xã Phan Rang-Tháp Chàm 20km về phía Bắc.
Núi Chúa còn có tên gọi là núi Cô Tuy có đỉnh cao nhất 1.039m, nằm ở trung tâm Vườn quốc gia. Quần thể Núi Chúa bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn từ 25-40 độ, có nhiều vách đá dựng đứng và đá tảng lộ đầu. Đất ở Vườn quốc gia Núi Chúa có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, nhiều đá ong, độ chua cao, dễ thoát nước và nghèo dinh dưỡng.
Với lượng mưa hàng năm dao động từ 700-800mm (thấp nhất trong cả nước) quanh năm nắng, nóng khô hạn, nhiệt độ trung bình tháng Tám là tháng nóng nhất với 33,2 độ C. Do đó, Vườn quốc gia Núi Chúa có khí hậu được các nhà khoa học đánh giá là nơi khắc nghiệt nhất ở Việt Nam.
Hệ sinh thái này có diện tích khoảng 10.600ha, chiếm 35% diện tích tự nhiên Vườn quốc gia, tập trung thành một vùng lớn liên tục dọc theo bờ biển thuộc phía Đông và Đông Nam Vườn quốc gia ở độ cao từ 50-700m so với mực nước biển.
Ngoài lượng mưa thấp (< 700mm), Vườn quốc gia Núi Chúa còn chịu tác động rất lớn của gió biển vào mùa Đông và mùa Hè, cho nên quần thể hệ thực vật ở đây hầu hết các loài rụng lá về mùa khô, cây thấp lùn lá nhỏ, dày thường có lông hoặc răng cưa, đặc biệt là có rất nhiều gai để giảm thoát hơi nước.
Vườn quốc gia Núi Chúa cũng có mật độ cây thấp, khoảng 150-230 cá thể/ha, phân bố không đều, có nhiều khoảng trống.
Với những đặc trưng rất khu biệt này, Vườn quốc gia Núi Chúa còn được gọi là "thảo nguyên cây gai," thể hiện một phần diện mạo của thảm thực vật có một không hai ở nước ta.
Hệ sinh thái khô hạn Vườn quốc gia Núi Chúa qua điều tra hiện đã thống kê được 1.019 loài thuộc 506 chi, 130 họ của năm ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 35 loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam năm 2007, như trắc (Dalbergia cochinchinensis), cẩm lai (Dalbergia oliveri), giáng hương (Pterocarpus macrocarpa) và một số loài tuế (Cycas ssp.) vv…
Đáng chú ý, có một số loài đặc hữu chỉ gặp ở Vườn quốc gia Núi Chúa và một số khu vực lân cận như thị Phan Rang (Diospyros phanrangensis), dẻ Phan Rang (Lithocarpus phanrangensis), đa Phan Rang (Ficus phanrangensis), chòi mòi Phan Rang (Antidesma phanrangensis)...
Điển hình của các loài cây chịu hạn là những cây có gai như xương rồng bà hay còn gọi là vợt gai (Opuntia elatior), trâm bầu (Combretum quadraglurare), mùng quân ấn (Flacourtia indica), lọ nồi ô rô (Hydnocarpus ilicifolia) vv…
Ngoài ra còn phải kể đến huyết giác (Dracaena cambodiana), có cây đường kính gốc hàng mét với rất nhiều nhánh, mọc lên từ kẽ của những tàng đá lớn, trở thành những kỳ quan nhỏ hết sức lạ mắt.
Độc đáo nhất phải kể là loài quyển bá xoắn (Selaginella tamariscina). Lá của loài này xoắn tròn trong mùa khô, trông như đã chết, nhưng khi gặp ẩm lại xòe ra xanh tươi như sống lại. Chính vì vậy, cây này còn có tên là cây "trường sinh bất tử."
Quyển bá xoắn cũng là cây thuốc. Một số người bán thuốc đã quảng cáo quyển bá xoắn là một loại thuốc trường sinh song thực tế trường sinh chỉ là đặc điểm thích nghi của loài cây chịu hạn này.
Loài cây này phân bố tương đối hẹp, chỉ có thể tìm thấy ở Vườn quốc gia Núi Chúa mà thôi.
Tại Hội thảo về bảo tồn đa dạng sinh học lưu vực sông Me Kong năm 2000, Vườn quốc gia Núi Chúa đã được ghi nhận là vùng nghiên cứu ưu tiên cho khu vực Nam Trường Sơn, đồng thời cũng được Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên đề xuất một nghiên cứu mang tên "Vùng đất thấp ven biển Cam Ranh."
Không chỉ là đối tượng được các nhà khoa học quan tâm, hiện Vườn quốc gia Núi Chúa đang ngày càng thu hút nhiều khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên muốn khám phá những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn./.
Lê Trần Chấn (TTXVN)