Việc đặt ra các tiêu chuẩn và dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu trong giao thông vận tải đã giúp nhiều quốc gia kiểm soát được chi phí nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường.
Biểu đồ 1 so sánh các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu ở hiện tại và trong tương lai trong các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế OECD. Hiện nay, có 3 quốc gia ở châu Á đó là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang áp dụng một số các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu tối thiểu trong số các tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới.
Biểu đồ 1 so sánh các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu ở hiện tại và trong tương lai trong các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế OECD. Hiện nay, có 3 quốc gia ở châu Á đó là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang áp dụng một số các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu tối thiểu trong số các tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới.
Bảng 1 cho thấy một số điểm khác nhau trong cách tiếp cận để thực thi các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu. Các tiêu chuẩn có thể khác nhau giữa các nhóm phương tiện, động cơ hoặc nhà sản xuất. Tuy nhiên, có 3 quy trình thí nghiệm chính đang được áp dụng phổ biến ở Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu.
Các tiêu chuẩn và dán nhãn mang lại lợi ích to lớn đối với họat động tiết kiệm nhiên liệu hoặc trong một số trường hợp giảm khí thải hiệu ứng nhà kính.
Cuối cùng, các cơ quan thực hiện khác nhau thực hiện của một số nước phụ thuộc vào Bộ Giao thông Vận tải, trong khi đó các nước khác phụ thuộc vào Bộ Kinh tế và Công nghiệp hoặc các cơ quan chuyên ngành họat động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (ví dụ BEE hoặc DEDE).
Trong mọi trường hợp, lợi nhuận của các bên tham gia cả khối công và tư nhân sẽ là một diễn đàn để phát triển chính sách và thiết kế chương trình một cách chi tiết.
Việc rà soát các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu ở châu Á đã đưa ra một số kết luận về tiết kiệm năng lượng của ngành giao thông nói chung và vai trò của các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu nói riêng.
Cụ thể, nó giúp phát triển tiêu chuẩn và công nghệ tiết kiệm nhiên liệu cần phải kết hợp với các giải pháp khác (ví dụ, vận tải không động cơ, vận tải công cộng, qui hoạch đô thị và vận tải tốc độ cao bằng xe buýt) để đạt được chiến lược toàn diện của ngành.
Có 3 nhóm họat động hiệu suất tập trung vào các phương tiện có động cơ (i) Cải thiện mức khí xả thải và tiết kiệm nhiên liệu (ii) sử dụng nhiên liệu thay thế như nhiên liệu có chứa bon thấp; và (iii) các giải pháp về thuế và tài chính để tác động đến việc sử dụng phương tiện (ví dụ, thuế thay thế động cơ và tính phí ùn tắc)
Có nhiều cơ hội để các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn nhưng những cơ hội này thay đổi đáng kể theo cơ cấu thị trường mặc dù chủ sở hữu toàn cầu của việc sản xuất xe hơi đang tăng lên đáng kể.
Các ôtô mới tiết kiệm nhiên liệu được bán trong các nền kinh tế mới nổi khá cao so với các ô tô được bán ở các nước OECD (Ở Ấn Độ và Trung quốc mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình cả các xe ô tô mới đã phù hợp hoặc vượt các chỉ tiêu của Mỹ cho năm 2020), lý do chính bởi vì các xe kích cỡ nhỏ và tiêu thụ ít năng lượng được bán ở các nước đang phát triển.
Tiết kiệm nhiên liệu là rất quan trọng chính vì vậy thông tin và nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng như các chương trình dán nhãn và thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của phương tiện sẽ đạt hiệu quả cao.
Khuyến khích việc sử dụng các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu là một thử thách của tất cả các thị trường.
Các yêu cầu về thủ tục hành chính trong việc xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu có thể phức tạp. Thay đổi các thiết kế trọng tâm bao gồm thắt chặt các tiêu chuẩn, tính ứng dụng (các phương tiện sản xuất trong nước và nhập khẩu), sự khác nhau về loại phương tiện dựa trên hai tiêu chí đó là trọng lượng và động cơ), xây dựng chu trình thí nghiệm tiết kiệm nhiên liệu, phát triển các chính sách dán nhãn và kết hợp với các chính sách tài chính (ví dụ: thuế đánh trên phương tiện).
Sự lựa chọn trọng lượng bản thân là cơ sở để phân biệt các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đã bộc lộ những khuyết điểm, bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông (ví dụ phương tiện hạng nhẹ và hạng nặng cạnh tranh để có cùng một khoảng không giao thông) và có thể dẫn đến một loại phương tiện có trọng lượng cao hơn có động cơ vận hành mức dưới chuẩn)./.
(Vietnam+)