Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras có cuộc gặp Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro (Eurozone) Jean-Claude Juncker tại Athens trong ngày 22/8 để thuyết phục rằng nước này có quyết tâm để thực hiện các cải cách cũng như các biện pháp khắc khổ và cần có nhiều thời gian hơn để làm điều đó.
Với ngân khố đang dần cạn kiệt và khả năng Hy Lạp ra khỏi Eurozone lại được nhắc đến, ông Samaras đang chịu sức ép phải thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Âu rằng nước này cuối cùng sẽ có được quyết tâm chính trị cho việc thực hiện những cam kết để nhận được các khoản vay tiếp theo trong gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Samaras nói Hy Lạp đang đạt được những tiến triển trong những cải cách cơ cấu và chương trình tư nhân hóa. Trong khi đó, ông Juncker có thể sẽ thẳng thừng yêu cầu Hy Lạp phải thực hiện những gì cam kết và điều này gần như là không thể trì hoãn.
Điều quan trọng nhất giúp Hy Lạp lấy lại sự tín nhiệm là nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu trị giá 11,5 tỷ euro (14,2 tỷ USD) trong hai năm tới như đã được yêu cầu trong thỏa thuận cứu trợ.
Dù các biện pháp này nhìn chung đã được nhất trí, song Chính phủ Hy Lạp vẫn chưa có sự thống nhất lần cuối do vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân.
Các biện pháp này sẽ được trình EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu thông qua vào đầu tháng tới để quyết định có tiếp tục rót tiền cho nước này hay không.
Các kiểm toán viên của "bộ tam" này sẽ báo cáo trong tháng tới về việc Hy Lạp đã thực hiện đủ những gì đã được yêu cầu để được giải ngân khoản vay tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro hay không. Nếu không có số tiền này, Hy Lạp sẽ nhanh chóng cạn tiền mặt, đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và sau đó, có thể buộc phải ra khỏi Eurozone.
Dù hầu hết các nhà kinh tế tham gia cuộc điều tra mới đây của Reuters dự đoán Hy Lạp sẽ vẫn tiếp tục ở lại trong Eurozone, song các quan chức châu Âu cho rằng nước này có thể sẽ phải tiến hành một đợt tái cơ cấu nợ nữa, khi đã bỏ lỡ nhiều mục tiêu đề ra.
Hy Lạp biện hộ rằng điều này là do tình trạng suy thoái kinh tế đã kéo dài sang năm thứ năm. Nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone, cái giá phải trả với nước này ít nhất là thêm 5 năm suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp trên 40%, còn với cả khu vực là cuộc khủng hoảng nợ sẽ leo thang nhanh chóng.
Khi số phận của Hy Lạp được quyết định chỉ trong vài tuần tới, lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ có cuộc gặp vào ngày 23/8 để tìm kiếm tiếng nói chung trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng đã kéo dài gần ba năm nay.
Không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi cuộc gặp này diễn ra ngay trước các cuộc gặp giữa ông Samaras với bà Merkel và ông Hollande lần lượt trong hai ngày sau đó để thảo luận về việc gia hạn thời gian thực hiện các điều kiện cứu trợ.
Trong khi Đức khẳng định sẽ không nhân nhượng đối với Hy Lạp, quan điểm của Pháp có phần linh hoạt hơn./.
Với ngân khố đang dần cạn kiệt và khả năng Hy Lạp ra khỏi Eurozone lại được nhắc đến, ông Samaras đang chịu sức ép phải thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Âu rằng nước này cuối cùng sẽ có được quyết tâm chính trị cho việc thực hiện những cam kết để nhận được các khoản vay tiếp theo trong gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Samaras nói Hy Lạp đang đạt được những tiến triển trong những cải cách cơ cấu và chương trình tư nhân hóa. Trong khi đó, ông Juncker có thể sẽ thẳng thừng yêu cầu Hy Lạp phải thực hiện những gì cam kết và điều này gần như là không thể trì hoãn.
Điều quan trọng nhất giúp Hy Lạp lấy lại sự tín nhiệm là nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu trị giá 11,5 tỷ euro (14,2 tỷ USD) trong hai năm tới như đã được yêu cầu trong thỏa thuận cứu trợ.
Dù các biện pháp này nhìn chung đã được nhất trí, song Chính phủ Hy Lạp vẫn chưa có sự thống nhất lần cuối do vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân.
Các biện pháp này sẽ được trình EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu thông qua vào đầu tháng tới để quyết định có tiếp tục rót tiền cho nước này hay không.
Các kiểm toán viên của "bộ tam" này sẽ báo cáo trong tháng tới về việc Hy Lạp đã thực hiện đủ những gì đã được yêu cầu để được giải ngân khoản vay tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro hay không. Nếu không có số tiền này, Hy Lạp sẽ nhanh chóng cạn tiền mặt, đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và sau đó, có thể buộc phải ra khỏi Eurozone.
Dù hầu hết các nhà kinh tế tham gia cuộc điều tra mới đây của Reuters dự đoán Hy Lạp sẽ vẫn tiếp tục ở lại trong Eurozone, song các quan chức châu Âu cho rằng nước này có thể sẽ phải tiến hành một đợt tái cơ cấu nợ nữa, khi đã bỏ lỡ nhiều mục tiêu đề ra.
Hy Lạp biện hộ rằng điều này là do tình trạng suy thoái kinh tế đã kéo dài sang năm thứ năm. Nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone, cái giá phải trả với nước này ít nhất là thêm 5 năm suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp trên 40%, còn với cả khu vực là cuộc khủng hoảng nợ sẽ leo thang nhanh chóng.
Khi số phận của Hy Lạp được quyết định chỉ trong vài tuần tới, lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ có cuộc gặp vào ngày 23/8 để tìm kiếm tiếng nói chung trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng đã kéo dài gần ba năm nay.
Không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi cuộc gặp này diễn ra ngay trước các cuộc gặp giữa ông Samaras với bà Merkel và ông Hollande lần lượt trong hai ngày sau đó để thảo luận về việc gia hạn thời gian thực hiện các điều kiện cứu trợ.
Trong khi Đức khẳng định sẽ không nhân nhượng đối với Hy Lạp, quan điểm của Pháp có phần linh hoạt hơn./.
Lê Minh (TTXVN)