Trong khi nhiều nhà máy sản xuất của Malaysia có cơ sở vật chất tốt và hoạt động có hiệu quả đang trong tình trạng thiếu lao động để hoàn thành các đơn hàng lớn và nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng rất khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các nhà máy đó, lại không ít nữ lao động Việt tại nước này đang phải sống và làm việc trong một điều kiện mà nếu được chứng kiến, không ai không thể động lòng.
Nghịch cảnh do đâu?
Mới đây, gần 100 lao động nữ Việt Nam đang làm việc tại Nhà máy sản xuất găng tay cao su Maxter Glove ở Klang, bang Selanggor, miền Trung Malaysia đình công được hai ngày, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã cử ngay cán bộ tới để tìm hiểu và nắm bắt tình hình. Việc đầu tiên cần giải quyết đó là giải thích để chị em hiểu rõ luật lao động của nước sở tại, khuyên công nhân bình tâm và trở lại làm việc bình thường để chờ Đại sứ quán tìm cách xử lý.
Quả thật, khi được tận mắt chứng kiến cảnh sống và sinh hoạt hàng ngày của gần 100 lao động này mới thấy xót xa. Mỗi chiếc container cũ rộng chưa tới 15m2 và cao chưa đầy 2,5m là nơi được gọi là nhà ở của từ 8-10 người.
Điều kiện sinh hoạt sau giờ làm việc của số lao động này chỉ có thêm một khu vệ sinh và bếp đun chật chội, tuyềnh toàng với một chiếc bể nước lộ thiên chứa được vài khối nước, lại còn thường xuyên trơ đáy. Tệ hơn nữa là họ còn phải dùng chung với hàng trăm lao động nam đến từ các nước Myanmar và Bangladesh.
Chị Nguyễn Thị Sang, quê ở tỉnh Nghệ An vừa chua chát vừa khôi hài nói rằng tối nào cũng phải cố đi ngủ sớm để sáng ra còn kịp dậy xếp hàng đi vệ sinh không, không kịp giờ đi làm làm, chủ lại phạt trừ hết tiền.
Trong lòng mỗi chiếc container gọi là nhà chỉ có khoảng 2m chiều dài ở giữa dành để làm khu sinh hoạt chung, còn hai bên là hai tầng giường mà đã vào đó là không có quyền đứng, thậm chí muốn mắc màn cũng phải quỳ. Vậy mà mỗi người vẫn bị trừ 20 ringgit (khoảng 6,6 USD) mỗi tháng.
Thời tiết Malaysia quanh năm nắng nóng, có nhiều ngày nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Ấy vậy mà mỗi khi người lao động có ý kiến yêu cầu chủ cải thiện điều kiện sinh hoạt hay tăng lương, ngay lập tức họ phải sống trong cảnh "nồi hấp" do chủ cắt điện để răn đe.
Ngoài số lao động do các công ty Cosevco Imex, Coopimex, Halasuco, TTLC, Vilexim và Vinamotor tuyển dụng và đưa sang Malaysia làm việc còn có rất nhiều đối tượng khác tự sang hoặc do Công ty Nhật Duyên của Bắc Giang, một công ty không có chức năng xuất khẩu lao động đưa sang. Hầu hết số này đều không được qua lớp đào tạo ngắn ngày nào trước khi đi, mà lại ra đi theo kiểu "du kích," có nghĩa là hành trình của họ sang Malaysia cứ như một cuộc phiêu lưu đi tìm miền đất hứa.
Chị Dương Thị Tiện kể, chị được người của Công ty Nhật Duyên hứa đưa sang Malaysia làm việc với mức lương 8 triệu đồng/tháng, khi đi chỉ phải nộp 11,5 triệu đồng; còn lại khi sang Malaysia sẽ ký nợ với công ty môi giới để trừ dần vào lương hàng tháng.
Chị Tiện cùng tám chị em khác cùng quê được công ty giục đi ngay. Tuy ở Bắc Giang nhưng họ không đáp máy bay đi từ Hà Nội mà phải mất mấy ngày trời lặn lội vào tận Thành phố Hồ Chí Minh rồi mới được xuất cảnh từ đó. Trước khi lên máy bay, các chị còn được người của công ty giao kèo là hết trách nhiệm, sang Malaysia làm được hay không là tùy ở họ.
Ông Nguyễn Hải Lý, cán bộ Đại sứ quán phụ trách lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết số công nhân nữ Việt Nam làm việc tại Nhà máy Maxter Glove nói trên đều không được qua thẩm định hợp đồng tại Ban Quản lý lao động. Đặc biệt các công ty Cosevco Imex, Vinao và Halasuco đã không thực hiện thẩm định hợp đồng đối với số lao động mới đưa sang từ tháng 10/2010. Rất nhiều lao động không có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp đưa đi.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Malaysia rất thiếu lao động, lợi dụng tình trạng này, một số doanh nghiệp Việt Nam đã móc nối và cung ứng "chui" lao động cho họ mà không thực hiện các thủ tục thẩm định với các cơ quan chức năng nhằm thu lợi và trốn tránh mọi nghĩa vụ theo quy định. Bởi vậy, mỗi khi gặp rắc rối với chủ lao động Malaysia, người lao động không biết bấu víu vào đâu và tiêu cực phát sinh là điều khó có thể tránh khỏi.
Tuy làm việc cho nhà máy Maxter Glove nhưng số lao động nói trên lại chịu sự quản lý của một công ty môi giới khác. Từ tháng 4/2009, Chính phủ Malaysia đã quy định mọi lao động nước ngoài không phải nộp khoản thuế làm thủ tục visa, tuy nhiên công ty môi giới trên vẫn trừ của họ mỗi tháng 120 ringgit (khoảng 40 USD).
Đấu tranh buộc chủ không được trừ thuế, ngay lập tức tiền công của họ lại bị khấu trừ. Thu nhập hàng tháng trung bình của mỗi lao động tại đây cũng chỉ đạt từ 500-600 ringgit (khoảng 164 USD-196 USD) cho cả 30 ngày làm việc. Nhiều chị mới sang, sau khi bị trừ nợ, tiền nhà và điện nước, số lương được lĩnh cũng chưa đủ tiền ăn.
Hướng giải quyết
Cho tới nay, điều kiện làm việc và sinh hoạt của gần 100 lao động nói trên vẫn chưa có gì tiến triển. Để tránh tình trạng một số phần tử người Việt tại Malaysia hoạt động dưới hình thức truyền đạo Tin Lành xúi giục người lao động làm đơn khiếu kiện, làm tình hình trở nên phức tạp, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia đã kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp liên quan cử cán bộ có thẩm quyền sang Malaysia xử lý dứt điểm vụ việc.
Để chấm dứt tình trạng "mang con bỏ chợ" và lấy lại lòng tin của người lao động đối với thị trường Malaysia, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp ngăn chặn cũng như hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các đơn vị làm ăn sai trái, vô trách nhiệm, bởi dù sao Malaysia vẫn là một thị trường lao động dễ tính, có khả năng tiếp nhận nhiều lao động phổ thông của Việt Nam, góp phần mang lại thành công cho chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ đối với các huyện nghèo.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động Việt Nam cần phải thẩm định kỹ điều kiện làm việc, ăn ở, thu nhập cũng như những quyền lợi liên quan tại nhà máy tiếp nhận trước khi đưa lao động sang Malaysia làm việc./.
Nghịch cảnh do đâu?
Mới đây, gần 100 lao động nữ Việt Nam đang làm việc tại Nhà máy sản xuất găng tay cao su Maxter Glove ở Klang, bang Selanggor, miền Trung Malaysia đình công được hai ngày, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã cử ngay cán bộ tới để tìm hiểu và nắm bắt tình hình. Việc đầu tiên cần giải quyết đó là giải thích để chị em hiểu rõ luật lao động của nước sở tại, khuyên công nhân bình tâm và trở lại làm việc bình thường để chờ Đại sứ quán tìm cách xử lý.
Quả thật, khi được tận mắt chứng kiến cảnh sống và sinh hoạt hàng ngày của gần 100 lao động này mới thấy xót xa. Mỗi chiếc container cũ rộng chưa tới 15m2 và cao chưa đầy 2,5m là nơi được gọi là nhà ở của từ 8-10 người.
Điều kiện sinh hoạt sau giờ làm việc của số lao động này chỉ có thêm một khu vệ sinh và bếp đun chật chội, tuyềnh toàng với một chiếc bể nước lộ thiên chứa được vài khối nước, lại còn thường xuyên trơ đáy. Tệ hơn nữa là họ còn phải dùng chung với hàng trăm lao động nam đến từ các nước Myanmar và Bangladesh.
Chị Nguyễn Thị Sang, quê ở tỉnh Nghệ An vừa chua chát vừa khôi hài nói rằng tối nào cũng phải cố đi ngủ sớm để sáng ra còn kịp dậy xếp hàng đi vệ sinh không, không kịp giờ đi làm làm, chủ lại phạt trừ hết tiền.
Trong lòng mỗi chiếc container gọi là nhà chỉ có khoảng 2m chiều dài ở giữa dành để làm khu sinh hoạt chung, còn hai bên là hai tầng giường mà đã vào đó là không có quyền đứng, thậm chí muốn mắc màn cũng phải quỳ. Vậy mà mỗi người vẫn bị trừ 20 ringgit (khoảng 6,6 USD) mỗi tháng.
Thời tiết Malaysia quanh năm nắng nóng, có nhiều ngày nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Ấy vậy mà mỗi khi người lao động có ý kiến yêu cầu chủ cải thiện điều kiện sinh hoạt hay tăng lương, ngay lập tức họ phải sống trong cảnh "nồi hấp" do chủ cắt điện để răn đe.
Ngoài số lao động do các công ty Cosevco Imex, Coopimex, Halasuco, TTLC, Vilexim và Vinamotor tuyển dụng và đưa sang Malaysia làm việc còn có rất nhiều đối tượng khác tự sang hoặc do Công ty Nhật Duyên của Bắc Giang, một công ty không có chức năng xuất khẩu lao động đưa sang. Hầu hết số này đều không được qua lớp đào tạo ngắn ngày nào trước khi đi, mà lại ra đi theo kiểu "du kích," có nghĩa là hành trình của họ sang Malaysia cứ như một cuộc phiêu lưu đi tìm miền đất hứa.
Chị Dương Thị Tiện kể, chị được người của Công ty Nhật Duyên hứa đưa sang Malaysia làm việc với mức lương 8 triệu đồng/tháng, khi đi chỉ phải nộp 11,5 triệu đồng; còn lại khi sang Malaysia sẽ ký nợ với công ty môi giới để trừ dần vào lương hàng tháng.
Chị Tiện cùng tám chị em khác cùng quê được công ty giục đi ngay. Tuy ở Bắc Giang nhưng họ không đáp máy bay đi từ Hà Nội mà phải mất mấy ngày trời lặn lội vào tận Thành phố Hồ Chí Minh rồi mới được xuất cảnh từ đó. Trước khi lên máy bay, các chị còn được người của công ty giao kèo là hết trách nhiệm, sang Malaysia làm được hay không là tùy ở họ.
Ông Nguyễn Hải Lý, cán bộ Đại sứ quán phụ trách lao động Việt Nam tại Malaysia cho biết số công nhân nữ Việt Nam làm việc tại Nhà máy Maxter Glove nói trên đều không được qua thẩm định hợp đồng tại Ban Quản lý lao động. Đặc biệt các công ty Cosevco Imex, Vinao và Halasuco đã không thực hiện thẩm định hợp đồng đối với số lao động mới đưa sang từ tháng 10/2010. Rất nhiều lao động không có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp đưa đi.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Malaysia rất thiếu lao động, lợi dụng tình trạng này, một số doanh nghiệp Việt Nam đã móc nối và cung ứng "chui" lao động cho họ mà không thực hiện các thủ tục thẩm định với các cơ quan chức năng nhằm thu lợi và trốn tránh mọi nghĩa vụ theo quy định. Bởi vậy, mỗi khi gặp rắc rối với chủ lao động Malaysia, người lao động không biết bấu víu vào đâu và tiêu cực phát sinh là điều khó có thể tránh khỏi.
Tuy làm việc cho nhà máy Maxter Glove nhưng số lao động nói trên lại chịu sự quản lý của một công ty môi giới khác. Từ tháng 4/2009, Chính phủ Malaysia đã quy định mọi lao động nước ngoài không phải nộp khoản thuế làm thủ tục visa, tuy nhiên công ty môi giới trên vẫn trừ của họ mỗi tháng 120 ringgit (khoảng 40 USD).
Đấu tranh buộc chủ không được trừ thuế, ngay lập tức tiền công của họ lại bị khấu trừ. Thu nhập hàng tháng trung bình của mỗi lao động tại đây cũng chỉ đạt từ 500-600 ringgit (khoảng 164 USD-196 USD) cho cả 30 ngày làm việc. Nhiều chị mới sang, sau khi bị trừ nợ, tiền nhà và điện nước, số lương được lĩnh cũng chưa đủ tiền ăn.
Hướng giải quyết
Cho tới nay, điều kiện làm việc và sinh hoạt của gần 100 lao động nói trên vẫn chưa có gì tiến triển. Để tránh tình trạng một số phần tử người Việt tại Malaysia hoạt động dưới hình thức truyền đạo Tin Lành xúi giục người lao động làm đơn khiếu kiện, làm tình hình trở nên phức tạp, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia đã kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp liên quan cử cán bộ có thẩm quyền sang Malaysia xử lý dứt điểm vụ việc.
Để chấm dứt tình trạng "mang con bỏ chợ" và lấy lại lòng tin của người lao động đối với thị trường Malaysia, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp ngăn chặn cũng như hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các đơn vị làm ăn sai trái, vô trách nhiệm, bởi dù sao Malaysia vẫn là một thị trường lao động dễ tính, có khả năng tiếp nhận nhiều lao động phổ thông của Việt Nam, góp phần mang lại thành công cho chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ đối với các huyện nghèo.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động Việt Nam cần phải thẩm định kỹ điều kiện làm việc, ăn ở, thu nhập cũng như những quyền lợi liên quan tại nhà máy tiếp nhận trước khi đưa lao động sang Malaysia làm việc./.
Thanh Thủy-Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)