Theo hãng tin Kyodo, trong khi cuộc bầu cử hạ viện Nhật Bản ngày 16/12 đang đến gần, các đường phố xung quanh Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo vẫn yên tĩnh trong buổi chiều đông, với vài vị khách và những cư dân gần đó đi lại trước cửa Đại sứ quán, nơi được vài cảnh sát bảo vệ.
Trước đó trong năm nay, những người biểu tình Nhật Bản thường tiến tới gần địa điểm này khi các cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật xảy ra ở các thành phố của Trung Quốc phản đối chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và cũng đòi chủ quyền.
Các cuộc biểu tình sau đó được tổ chức với qui mô nhỏ hơn và ít thường xuyên hơn ở cả hai nước, nhưng quan hệ song phương xấu đi đã hạ thấp tình cảm của người Nhật Bản đối với Trung Quốc, dẫn đến tỷ lệ thấp kỷ lục số người có cảm tình với Trung Quốc, chỉ còn ở mức 18% trong cuộc thăm dò dư luận gần đây và hậu quả là có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử hạ viện sắp tới ở Nhật Bản.
Các cuộc thăm dò dư luận cho đến nay cho thấy 2 đảng do các thủ lĩnh “diều hâu” lãnh đạo có thể giành nhiều phiếu bầu hơn đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập do cựu Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo, được cho là sẽ đơn phương đảm bảo đa số ghế tại hạ viện, trong khi đảng được cử tri ủng hộ nhiều thứ hai là Đảng Hội Duy Tân Nhật Bản do cựu Thị trưởng Shintaro Ishihara, người đầu tiên đã đưa ra kế hoạch mua quần đảo Senkaku, lãnh đạo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng xu hướng này không nhất thiết có nghĩa là các cử tri đang chuyển sang tư tưởng cánh hữu và ảnh hưởng của vấn đề Senkaku đến cuộc bầu cử là hạn chế.
Cuộc thăm dò dư luận của Kyodo trong 2 ngày 8-9/12 cho thấy chỉ 5,5% số cử tri được hỏi coi ngoại giao và an ninh là chủ đề quan trọng nhất mà họ sẽ cân nhắc khi bỏ phiếu, thấp hơn so với con số 38% chú ý đến vấn đề kinh tế và tuyển dụng việc làm và 29,9% coi trọng vấn đề an sinh xã hội.
Giáo sư khoa chính trị trường Đại học Keio Yoshihide Soeya nói: “Có thể có bầu không khí khiến các ứng cử viên nghĩ rằng sẽ an toàn hơn nếu đưa ra các tuyên bố cứng rắn, nhưng điều đó không có nghĩa là những người theo đường lối cứng rắn đang giành được sự ưa chuộng. Người Nhật Bản từ lâu đã quên các vấn đề xa xưa như vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nên họ không quan tâm tới việc cần bắt đầu lại với các vấn đề này. Do đó, cho dù các vấn đề này phát triển thành các vấn đề quan trọng, thì cũng không có nghĩa là người dân Nhật Bản sẽ bất ngờ trở nên có ý thức.”
Trên thực tế, vấn đề đã không được đụng đến trong nhiều năm cho đến khi ông Ishihara nêu lên hồi tháng 4 ý định của chính quyền Tokyo muốn mua các hòn đảo, thúc đẩy nhà nước phải mua chúng từ chủ sở hữu tư nhân hồi tháng 9. Hành động này đã gây ra phản ứng quyết liệt từ phía Trung Quốc, gây ra các cuộc tấn công nhằm vào các cửa hàng và nhà máy của người Nhật Bản ở Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 12, ông Ishihara đã phát biểu trước đám đông khoảng 100 người, phần lớn là các doanh nhân, gần ga Shimbashi ở trung tâm Tokyo rằng “nếu chúng ta không làm gì, Nhật Bản sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai”, nhấn mạnh rằng “Tây Tạng đã mất đi thủ lĩnh và văn hóa của họ” dưới sự cai trị của Trung Quốc. Ngoài những tiếng vỗ tay sau bài phát biểu, phản ứng của đám đông không quá ồn ào, không có tiếng la hét tán thưởng hay phản đối.
Các cử tri được cho là sẽ dành vị trí lãnh đạo cho một người bảo thủ, với ông Abe được coi là người có khả năng trở thành thủ tướng mới và quan hệ song phương Nhật-Trung vẫn bị phủ bóng mây.
Ông Abe đã kêu gọi thay đổi bản chất của lực lượng phòng vệ, trong khi nhấn mạnh sự kiểm soát đối với quần đảo Senkaku và vùng biển xung quanh trong cam kết tranh cử của LDP.
Giáo sư trường đại học Waseda Masaru Kohno cho biết cuộc thăm dò dư luận do ông tiến hành hồi tháng 9 cho thấy xu hướng là so với các thế hệ già, các thế hệ trẻ có thể yêu cầu chính phủ áp dụng các hành động cứng rắn để đảm bảo kiểm soát Senkaku, mặc dù ông cũng nói thêm rằng ông trông đợi thấy các kết quả tương tự ở các nước khác hoặc trong các vấn đề khác.
Ông Kohno cho rằng người Nhật Bản đang thể hiện cảm xúc quá nhạy cảm vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ tạo thêm sự bất ổn khi nền kinh tế yếu và việc làm của họ đã không còn ổn định. Trong khi lạc quan rằng quan hệ của Nhật Bản với Hàn Quốc sẽ sớm phục hồi sau khi xấu đi vì tranh chấp lãnh thổ, ông Kohno cho rằng tình cảm của người Nhật Bản đối với Trung Quốc có thể ở mức thấp trong một thời gian dài do sự thiếu dân chủ ở Trung Quốc.
Ông cho rằng vẫn còn sự nghi ngờ và lo ngại cơ bản trong công chúng Nhật Bản về sự thiếu tự do ngôn luận và không gian cho các cuộc thảo luận cởi mởi để giải quyết các vấn đề như vậy. Theo ông, điều này có nghĩa là tình hình sẽ không có gì thay đổi cho dù ai lên cầm quyền ở Nhật Bản./.
Trước đó trong năm nay, những người biểu tình Nhật Bản thường tiến tới gần địa điểm này khi các cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật xảy ra ở các thành phố của Trung Quốc phản đối chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và cũng đòi chủ quyền.
Các cuộc biểu tình sau đó được tổ chức với qui mô nhỏ hơn và ít thường xuyên hơn ở cả hai nước, nhưng quan hệ song phương xấu đi đã hạ thấp tình cảm của người Nhật Bản đối với Trung Quốc, dẫn đến tỷ lệ thấp kỷ lục số người có cảm tình với Trung Quốc, chỉ còn ở mức 18% trong cuộc thăm dò dư luận gần đây và hậu quả là có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử hạ viện sắp tới ở Nhật Bản.
Các cuộc thăm dò dư luận cho đến nay cho thấy 2 đảng do các thủ lĩnh “diều hâu” lãnh đạo có thể giành nhiều phiếu bầu hơn đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập do cựu Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo, được cho là sẽ đơn phương đảm bảo đa số ghế tại hạ viện, trong khi đảng được cử tri ủng hộ nhiều thứ hai là Đảng Hội Duy Tân Nhật Bản do cựu Thị trưởng Shintaro Ishihara, người đầu tiên đã đưa ra kế hoạch mua quần đảo Senkaku, lãnh đạo.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng xu hướng này không nhất thiết có nghĩa là các cử tri đang chuyển sang tư tưởng cánh hữu và ảnh hưởng của vấn đề Senkaku đến cuộc bầu cử là hạn chế.
Cuộc thăm dò dư luận của Kyodo trong 2 ngày 8-9/12 cho thấy chỉ 5,5% số cử tri được hỏi coi ngoại giao và an ninh là chủ đề quan trọng nhất mà họ sẽ cân nhắc khi bỏ phiếu, thấp hơn so với con số 38% chú ý đến vấn đề kinh tế và tuyển dụng việc làm và 29,9% coi trọng vấn đề an sinh xã hội.
Giáo sư khoa chính trị trường Đại học Keio Yoshihide Soeya nói: “Có thể có bầu không khí khiến các ứng cử viên nghĩ rằng sẽ an toàn hơn nếu đưa ra các tuyên bố cứng rắn, nhưng điều đó không có nghĩa là những người theo đường lối cứng rắn đang giành được sự ưa chuộng. Người Nhật Bản từ lâu đã quên các vấn đề xa xưa như vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nên họ không quan tâm tới việc cần bắt đầu lại với các vấn đề này. Do đó, cho dù các vấn đề này phát triển thành các vấn đề quan trọng, thì cũng không có nghĩa là người dân Nhật Bản sẽ bất ngờ trở nên có ý thức.”
Trên thực tế, vấn đề đã không được đụng đến trong nhiều năm cho đến khi ông Ishihara nêu lên hồi tháng 4 ý định của chính quyền Tokyo muốn mua các hòn đảo, thúc đẩy nhà nước phải mua chúng từ chủ sở hữu tư nhân hồi tháng 9. Hành động này đã gây ra phản ứng quyết liệt từ phía Trung Quốc, gây ra các cuộc tấn công nhằm vào các cửa hàng và nhà máy của người Nhật Bản ở Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 12, ông Ishihara đã phát biểu trước đám đông khoảng 100 người, phần lớn là các doanh nhân, gần ga Shimbashi ở trung tâm Tokyo rằng “nếu chúng ta không làm gì, Nhật Bản sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai”, nhấn mạnh rằng “Tây Tạng đã mất đi thủ lĩnh và văn hóa của họ” dưới sự cai trị của Trung Quốc. Ngoài những tiếng vỗ tay sau bài phát biểu, phản ứng của đám đông không quá ồn ào, không có tiếng la hét tán thưởng hay phản đối.
Các cử tri được cho là sẽ dành vị trí lãnh đạo cho một người bảo thủ, với ông Abe được coi là người có khả năng trở thành thủ tướng mới và quan hệ song phương Nhật-Trung vẫn bị phủ bóng mây.
Ông Abe đã kêu gọi thay đổi bản chất của lực lượng phòng vệ, trong khi nhấn mạnh sự kiểm soát đối với quần đảo Senkaku và vùng biển xung quanh trong cam kết tranh cử của LDP.
Giáo sư trường đại học Waseda Masaru Kohno cho biết cuộc thăm dò dư luận do ông tiến hành hồi tháng 9 cho thấy xu hướng là so với các thế hệ già, các thế hệ trẻ có thể yêu cầu chính phủ áp dụng các hành động cứng rắn để đảm bảo kiểm soát Senkaku, mặc dù ông cũng nói thêm rằng ông trông đợi thấy các kết quả tương tự ở các nước khác hoặc trong các vấn đề khác.
Ông Kohno cho rằng người Nhật Bản đang thể hiện cảm xúc quá nhạy cảm vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ tạo thêm sự bất ổn khi nền kinh tế yếu và việc làm của họ đã không còn ổn định. Trong khi lạc quan rằng quan hệ của Nhật Bản với Hàn Quốc sẽ sớm phục hồi sau khi xấu đi vì tranh chấp lãnh thổ, ông Kohno cho rằng tình cảm của người Nhật Bản đối với Trung Quốc có thể ở mức thấp trong một thời gian dài do sự thiếu dân chủ ở Trung Quốc.
Ông cho rằng vẫn còn sự nghi ngờ và lo ngại cơ bản trong công chúng Nhật Bản về sự thiếu tự do ngôn luận và không gian cho các cuộc thảo luận cởi mởi để giải quyết các vấn đề như vậy. Theo ông, điều này có nghĩa là tình hình sẽ không có gì thay đổi cho dù ai lên cầm quyền ở Nhật Bản./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)