Giá vàng thế giới đã phục hồi ngay trong phiên đầu tuần ngày 8/7 sau khi lao dốc mạnh trong những phiên trước đó, do nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ sớm rút dần chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay nhờ thị trường lao động Mỹ tăng trưởng cao hơn dự kiến.
Sau nhiều phiên lao dốc do lo ngại Fed sẽ rút dần các biện pháp kích thích tăng trưởng, các quỹ ETF giảm bớt nắm giữ vàng và Ấn Độ, thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, hạn chế nhập khẩu, đà giảm của giá vàng bắt đầu được chặn lại ngay trong phiên đầu tuần này.
Giá vàng tiếp tục bật tăng khá mạnh vào chiều 9/7 do số liệu lạm phát của Trung Quốc làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ chống lạm phát ở nước tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Sáu của Trung Quốc đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát cả năm là 3,5% do chính phủ đề ra, song vẫn tăng 0,6% so với mức 2,1% của tháng Năm, đưa CPI trong 6 tháng đầu năm của Trung Quốc tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đà tăng vẫn duy trì trong các phiên sau đó khi thị trường đón nhận hàng loạt yếu tố hậu thuẫn cho giá vàng, đặc biệt là những diễn biến từ Trung Quốc - nhà tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới. Số liệu công bố ngày 10/7 của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 6/2013 đã giảm 3,1%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 1/2012, trong khi nhập khẩu cũng giảm 0,7%, thấp hơn tiên lượng của thị trường.
Thông tin này càng củng cố thêm các dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý 2, qua đó làm dấy lên hy vọng Bắc Kinh có thể sẽ tung ra các biện pháp kích thích nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng đang chậm lại này.
Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần trong phiên giao dịch ngày 11/7 trên thị trường châu Á (1.298,36 USD/ounce) sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng Sáu của Fed vào cuối ngày 10/7 cùng bài phát biểu cùng ngày của Chủ tịch Ben Bernanke (nhằm đánh giá triển vọng của chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD/tháng).
Trong bài phát biểu của mình, ông Bernanke đã khẳng định Fed sẽ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng định lượng (QE3) trong thời điểm hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế. Ông nói rằng QE3 là cần thiết do lạm phát vẫn ở mức thấp và thị trường việc làm vẫn chưa thực sự khởi sắc. Còn trong biên bản cuộc họp chính sách diễn ra hồi tháng 6/2013 của Fed thì cho thấy, một nửa trong số 19 nhà hoạch định chính sách của Fed cảm thấy cần dừng hẳn chương trình QE3 vào cuối năm nay, song số khác muốn chứng kiến thị trường việc làm phục hồi tích cực trước khi rút lại bất kỳ chính sách nào. Phát biểu của Chủ tịch FED làm giới đầu tư dấy lên hy vọng QE3 có thể tồn tại lâu dài hơn, nhân tố được cho là sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
Tuy nhiên, trong phiên cuối tuần ngày 12/7, đợt tăng dài ngày nhất của vàng (4 phiên liên tiếp trên thị trường New York và 5 phiên liên tiếp trên thị trường châu Á) kể từ giữa tháng Tư năm nay đã bị chặn lại, chủ yếu bởi hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau các phiên giá tăng liên tiếp trước đó. Đà giảm, tuy nhiên bị chững lại sau báo cáo cho thấy giá sản xuất trong tháng Sáu tại Mỹ tăng cao hơn dự đoán, làm tăng nhu cầu phòng ngừa lạm phát trong vàng.
Chốt phiên 12/7, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.282,06 USD/ounce trong khi giá vàng giao tháng 8 giảm 2,30 USD xuống còn 1.277,6 USD/ounce.
Dù đi xuống phiên cuối tuần song vàng vẫn kết thúc tuần qua với mức tăng giá ấn tượng nhất trong gần 2 năm bởi niềm tin Fed sẽ duy trì gói kích thích kinh tế thêm một thời gian nữa.
Tính chung trong cả tuần, giá vàng tăng tổng cộng 4,8% - mức tăng trong một tuần mạnh nhất kể từ tháng 10/2011. Mặc dù vậy, theo James Steel, trưởng nhóm phân tích về thị trường vàng tại ngân hàng HSBC, thì lượng vàng dự trữ đăng ký trên sàn giao dịch vàng COMEX của Mỹ tính đến hết tuần qua lại giảm xuống mức thấp nhất 12 năm qua, chỉ còn chưa đầy một triệu ounce.
Cùng với chi phí vay vàng tăng mạnh, khối lượng giao dịch trên sàn Thượng Hải tăng vọt, thì đây là tín hiệu cho thấy nguồn cung vàng vật chất đang bị thắt chặt và góp phần hỗ trợ cho giá vàng trong những ngày qua.
Tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm tới nay, giá vàng vẫn giảm gần 25% và theo giới phân tích, vàng vẫn có nguy cơ phải tiếp tục đối mặt với những "trận gió ngược" khi một số nhà đầu tư nhảy sang chứng khoán, gây áp lực lên giá vàng.
Thêm vào đó, các quỹ đầu tư vẫn không ngừng bán bớt vàng và lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới ETF SPDR Gold Trust trong tuần qua vẫn giảm 2,6% - mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng Tư đến nay./.
Sau nhiều phiên lao dốc do lo ngại Fed sẽ rút dần các biện pháp kích thích tăng trưởng, các quỹ ETF giảm bớt nắm giữ vàng và Ấn Độ, thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, hạn chế nhập khẩu, đà giảm của giá vàng bắt đầu được chặn lại ngay trong phiên đầu tuần này.
Giá vàng tiếp tục bật tăng khá mạnh vào chiều 9/7 do số liệu lạm phát của Trung Quốc làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ chống lạm phát ở nước tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Sáu của Trung Quốc đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát cả năm là 3,5% do chính phủ đề ra, song vẫn tăng 0,6% so với mức 2,1% của tháng Năm, đưa CPI trong 6 tháng đầu năm của Trung Quốc tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đà tăng vẫn duy trì trong các phiên sau đó khi thị trường đón nhận hàng loạt yếu tố hậu thuẫn cho giá vàng, đặc biệt là những diễn biến từ Trung Quốc - nhà tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới. Số liệu công bố ngày 10/7 của Chính phủ Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 6/2013 đã giảm 3,1%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 1/2012, trong khi nhập khẩu cũng giảm 0,7%, thấp hơn tiên lượng của thị trường.
Thông tin này càng củng cố thêm các dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý 2, qua đó làm dấy lên hy vọng Bắc Kinh có thể sẽ tung ra các biện pháp kích thích nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng đang chậm lại này.
Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần trong phiên giao dịch ngày 11/7 trên thị trường châu Á (1.298,36 USD/ounce) sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng Sáu của Fed vào cuối ngày 10/7 cùng bài phát biểu cùng ngày của Chủ tịch Ben Bernanke (nhằm đánh giá triển vọng của chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD/tháng).
Trong bài phát biểu của mình, ông Bernanke đã khẳng định Fed sẽ tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng định lượng (QE3) trong thời điểm hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế. Ông nói rằng QE3 là cần thiết do lạm phát vẫn ở mức thấp và thị trường việc làm vẫn chưa thực sự khởi sắc. Còn trong biên bản cuộc họp chính sách diễn ra hồi tháng 6/2013 của Fed thì cho thấy, một nửa trong số 19 nhà hoạch định chính sách của Fed cảm thấy cần dừng hẳn chương trình QE3 vào cuối năm nay, song số khác muốn chứng kiến thị trường việc làm phục hồi tích cực trước khi rút lại bất kỳ chính sách nào. Phát biểu của Chủ tịch FED làm giới đầu tư dấy lên hy vọng QE3 có thể tồn tại lâu dài hơn, nhân tố được cho là sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
Tuy nhiên, trong phiên cuối tuần ngày 12/7, đợt tăng dài ngày nhất của vàng (4 phiên liên tiếp trên thị trường New York và 5 phiên liên tiếp trên thị trường châu Á) kể từ giữa tháng Tư năm nay đã bị chặn lại, chủ yếu bởi hoạt động chốt lời của nhà đầu tư sau các phiên giá tăng liên tiếp trước đó. Đà giảm, tuy nhiên bị chững lại sau báo cáo cho thấy giá sản xuất trong tháng Sáu tại Mỹ tăng cao hơn dự đoán, làm tăng nhu cầu phòng ngừa lạm phát trong vàng.
Chốt phiên 12/7, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.282,06 USD/ounce trong khi giá vàng giao tháng 8 giảm 2,30 USD xuống còn 1.277,6 USD/ounce.
Dù đi xuống phiên cuối tuần song vàng vẫn kết thúc tuần qua với mức tăng giá ấn tượng nhất trong gần 2 năm bởi niềm tin Fed sẽ duy trì gói kích thích kinh tế thêm một thời gian nữa.
Tính chung trong cả tuần, giá vàng tăng tổng cộng 4,8% - mức tăng trong một tuần mạnh nhất kể từ tháng 10/2011. Mặc dù vậy, theo James Steel, trưởng nhóm phân tích về thị trường vàng tại ngân hàng HSBC, thì lượng vàng dự trữ đăng ký trên sàn giao dịch vàng COMEX của Mỹ tính đến hết tuần qua lại giảm xuống mức thấp nhất 12 năm qua, chỉ còn chưa đầy một triệu ounce.
Cùng với chi phí vay vàng tăng mạnh, khối lượng giao dịch trên sàn Thượng Hải tăng vọt, thì đây là tín hiệu cho thấy nguồn cung vàng vật chất đang bị thắt chặt và góp phần hỗ trợ cho giá vàng trong những ngày qua.
Tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm tới nay, giá vàng vẫn giảm gần 25% và theo giới phân tích, vàng vẫn có nguy cơ phải tiếp tục đối mặt với những "trận gió ngược" khi một số nhà đầu tư nhảy sang chứng khoán, gây áp lực lên giá vàng.
Thêm vào đó, các quỹ đầu tư vẫn không ngừng bán bớt vàng và lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới ETF SPDR Gold Trust trong tuần qua vẫn giảm 2,6% - mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng Tư đến nay./.
Thùy Chi (TTXVN)