Tại thị trường New York phiên 28/3, giá vàng đi xuống và khép lại quý 1/2013 với mức giảm gần 5% khi tâm lý lo ngại về "sức khỏe" tài chính của châu Âu có phần lắng dịu, Phố Wall xanh sàn và kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi mạnh.
Tất cả những nhân tố này đã tước đi sức hấp dẫn của vàng - vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" giữa thời kinh tế bất ổn.
Chốt phiên 28/3 tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao tháng 6/2013 giảm 11,5 USD xuống 1.595,7 USD/ounce.
Theo thống kê sơ bộ của hãng tin Anh Reuters, khối lượng giao dịch trong phiên này thấp hơn khoảng 35% so với mức trung bình của 250 ngày qua.
Giá vàng giảm sau khi Mỹ công bố thống kê cho hay GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 0,4% trong quý 4/2012, cao hơn con số dự báo của Washington.
Lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ mặc dù có tăng trong tuần trước, nhưng chưa đủ thuyết phục nhà đầu tư rằng thị trường lao động đã để mất đà phục hồi.
Những thống kê khả quan về thị trường nhà đất và tình hình việc làm tại Mỹ trong quý 1/2013 đã khiến một số quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) khuyến nghị ngân hàng này nên dừng chương trình kích thích kinh tế sớm hơn dự kiến.
Những diễn biến trên làm giảm nhu cầu tìm đến vàng - với vai trò là công cụ để đối phó với lạm phát.
Một nhân tố nữa khiến vàng mất giá đó là chưa có dấu hiệu cho thấy người dân Síp đổ xô đi rút tiền gửi ngân hàng như nhiều người lo ngại. Người dân Síp vẫn "bình tĩnh" xếp hàng chờ rút một lượng tiền mặt hạn chế, trong bối cảnh các ngân hàng ở quốc đảo này lần đầu tiên trong 2 tuần mở cửa trở lại.
Tính riêng tháng 3/2013, giá vàng tăng 1% sau năm tháng đi xuống. Nhân tố giúp vàng "sáng" trong tháng này đó là tâm lý lo ngại về "thể trạng" Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), trong bối cảnh Síp buộc phải chấp nhận gói cứu trợ "khó nuốt" của các chủ nợ quốc tế để tránh nguy cơ vỡ nợ.
Nếu tính theo đồng euro, giá vàng tăng khoảng 3% trong tháng 3/2013, ghi dấu một tháng "huy hoàng" nhất kể từ tháng 7/2012.
Tâm lý lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone từng giúp vàng vọt lên mức cao kỷ lục trên 1.920 USD/ounce hồi tháng 9/2011./.
Tất cả những nhân tố này đã tước đi sức hấp dẫn của vàng - vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" giữa thời kinh tế bất ổn.
Chốt phiên 28/3 tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao tháng 6/2013 giảm 11,5 USD xuống 1.595,7 USD/ounce.
Theo thống kê sơ bộ của hãng tin Anh Reuters, khối lượng giao dịch trong phiên này thấp hơn khoảng 35% so với mức trung bình của 250 ngày qua.
Giá vàng giảm sau khi Mỹ công bố thống kê cho hay GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 0,4% trong quý 4/2012, cao hơn con số dự báo của Washington.
Lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ mặc dù có tăng trong tuần trước, nhưng chưa đủ thuyết phục nhà đầu tư rằng thị trường lao động đã để mất đà phục hồi.
Những thống kê khả quan về thị trường nhà đất và tình hình việc làm tại Mỹ trong quý 1/2013 đã khiến một số quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) khuyến nghị ngân hàng này nên dừng chương trình kích thích kinh tế sớm hơn dự kiến.
Những diễn biến trên làm giảm nhu cầu tìm đến vàng - với vai trò là công cụ để đối phó với lạm phát.
Một nhân tố nữa khiến vàng mất giá đó là chưa có dấu hiệu cho thấy người dân Síp đổ xô đi rút tiền gửi ngân hàng như nhiều người lo ngại. Người dân Síp vẫn "bình tĩnh" xếp hàng chờ rút một lượng tiền mặt hạn chế, trong bối cảnh các ngân hàng ở quốc đảo này lần đầu tiên trong 2 tuần mở cửa trở lại.
Tính riêng tháng 3/2013, giá vàng tăng 1% sau năm tháng đi xuống. Nhân tố giúp vàng "sáng" trong tháng này đó là tâm lý lo ngại về "thể trạng" Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), trong bối cảnh Síp buộc phải chấp nhận gói cứu trợ "khó nuốt" của các chủ nợ quốc tế để tránh nguy cơ vỡ nợ.
Nếu tính theo đồng euro, giá vàng tăng khoảng 3% trong tháng 3/2013, ghi dấu một tháng "huy hoàng" nhất kể từ tháng 7/2012.
Tâm lý lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone từng giúp vàng vọt lên mức cao kỷ lục trên 1.920 USD/ounce hồi tháng 9/2011./.
Hương Giang (TTXVN)