Tăng mạnh theo thế giới, giá vàng trong nước sáng nay (16/8) đã vượt 44,65 triệu đồng/lượng, tăng trên 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.
Tính đến 11 giờ 00 giá vàng SJC Hà Nội đang mua vào là 44,45 triệu đồng và bán ra là 44,67 triệu đồng.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng niêm yết trong khoảng từ 44,30-44,60 triệu đồng.
Tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, giá vàng SJC dao động ở mức 44,45 triệu đồng (mua vào) và 44,65 triệu đồng (bán ra).
Trước đó, trong phiên giao dịch chiều qua, giá vàng trong nước đã giảm mạnh xuống ngưỡng 44,12 triệu đồng/lượng.
Theo đại diện của Tổng công ty cổ phần vàng bạc đá quí DOJI, giao dịch hai ngày gần đây đã có dấu hiệu chậm lại, thay vì bán ra thì nhiều người dân đang canh giá xuống để mua vào.
"Thị trường vàng đã hình thành mặt bằng giá mới, tuy nhiên sự chênh lệch giữa giá trong nước với giá thế giới còn ở mức khá xa nên nhiều người hy vọng giá sẽ còn tiếp tục điều chỉnh," nhân viên này cho biết.
Cũng trong sáng nay, nhiều công ty đã thu hẹp giá mua/giá bán xuống từ 250.000-300.000 đồng/lượng, giảm hơn một nửa so với một tuần trước đây.
Còn trên thị trường thế giới, sau một phiên giảm mạnh thì giá vàng cũng hồi phục trở lại, hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 1.767 USD/ounce, tăng trên 20 USD/ounce so với sáng qua.
Sự tăng điểm này cũng phát đi tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư. Trong phiên hôm qua, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Golden Trade đã ngừng các hoạt động bán ra của mình.
Trước đó, trong hai phiên cuối tuần trước quỹ này đã bán ra trên 35 tấn vàng, giảm lượng nắm giữ vàng của quỹ xuống còn 1.260,77 tấn.
Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng ngày 16/8 được Ngân hàng nhà nước công bố ở mức 20.618 đồng/USD, không đổi phiên thứ sáu liên tiếp.
Các Ngân hàng Thương mại sáng nay niêm yết giá bán ra đều ở mức kịch trần là 20.824 đồng như Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá là 20.774-20.824 đồng/USD.
Phía Ngân hàng ACB đang niêm yết tỷ giá USD là 20.770-20.824 đồng/USD (mua vào/bán ra).
Với mức giá ngày hôm nay, sau khi quí đổi thì giá vàng trong nước vẫn đắt hơn giá thế giới trên 600.000 đồng/lượng./.
Tính đến 11 giờ 00 giá vàng SJC Hà Nội đang mua vào là 44,45 triệu đồng và bán ra là 44,67 triệu đồng.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng niêm yết trong khoảng từ 44,30-44,60 triệu đồng.
Tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, giá vàng SJC dao động ở mức 44,45 triệu đồng (mua vào) và 44,65 triệu đồng (bán ra).
Trước đó, trong phiên giao dịch chiều qua, giá vàng trong nước đã giảm mạnh xuống ngưỡng 44,12 triệu đồng/lượng.
Theo đại diện của Tổng công ty cổ phần vàng bạc đá quí DOJI, giao dịch hai ngày gần đây đã có dấu hiệu chậm lại, thay vì bán ra thì nhiều người dân đang canh giá xuống để mua vào.
"Thị trường vàng đã hình thành mặt bằng giá mới, tuy nhiên sự chênh lệch giữa giá trong nước với giá thế giới còn ở mức khá xa nên nhiều người hy vọng giá sẽ còn tiếp tục điều chỉnh," nhân viên này cho biết.
Cũng trong sáng nay, nhiều công ty đã thu hẹp giá mua/giá bán xuống từ 250.000-300.000 đồng/lượng, giảm hơn một nửa so với một tuần trước đây.
Còn trên thị trường thế giới, sau một phiên giảm mạnh thì giá vàng cũng hồi phục trở lại, hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 1.767 USD/ounce, tăng trên 20 USD/ounce so với sáng qua.
Sự tăng điểm này cũng phát đi tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư. Trong phiên hôm qua, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Golden Trade đã ngừng các hoạt động bán ra của mình.
Trước đó, trong hai phiên cuối tuần trước quỹ này đã bán ra trên 35 tấn vàng, giảm lượng nắm giữ vàng của quỹ xuống còn 1.260,77 tấn.
Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng ngày 16/8 được Ngân hàng nhà nước công bố ở mức 20.618 đồng/USD, không đổi phiên thứ sáu liên tiếp.
Các Ngân hàng Thương mại sáng nay niêm yết giá bán ra đều ở mức kịch trần là 20.824 đồng như Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá là 20.774-20.824 đồng/USD.
Phía Ngân hàng ACB đang niêm yết tỷ giá USD là 20.770-20.824 đồng/USD (mua vào/bán ra).
Với mức giá ngày hôm nay, sau khi quí đổi thì giá vàng trong nước vẫn đắt hơn giá thế giới trên 600.000 đồng/lượng./.
Đức Duy (Vietnam+)