Sáng 10/2, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Stephen P.Groff - Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký hiệp định vay đầu tiên trị giá gần 121 triệu USD cho Chương trình đầu tư lưới điện truyền tải có tổng trị giá 730 triệu USD.
Dự án này nhằm nâng cấp lưới truyền tải điện quốc gia, cải thiện việc cung cấp và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.
Khoản vay 1 được thực hiện trong 3 năm và bắt đầu từ năm 2012. Bộ Công Thương là cơ quản chủ quản và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm nhận vai trò điều phối, giám sát; Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) là chủ đầu tư.
Khoản vay này sẽ hỗ trợ xây dựng gần 648 km đường dây 500kV và hơn 100km đường dây 220kV tại các tiểu dự án: Đường dây 500/220kV Bắc Ninh 2-Phố Nối; Trạm biến áp 500/220kV Phố Nối và các đường dây đấu nối; Đường dây 220kV Sông Mây-Uyên Hưng; Trạm biến áp 220kV Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và đầu nối.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Dự án nhằm đầu tư xây dựng các đường dây, trạm biến áp 500kV và 220kV tại nhiều địa phương trong cả nước giúp giải phóng nguồn của những nhà máy điện mới; nâng cao độ tin cậy, chống quá tải, đảm bảo khả năng truyền tải thông suốt của hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho NPT trong các hoạt động hoạch định đầu tư, tài chính hiệu quả và bền vững.
Phó Chủ tịch ADB Stephen P.Groff nhận định: Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng khả năng tiếp cận nguồn điện nhưng một số khu vực nông thôn và miền núi vẫn chưa kết nối được với mạng lưới điện. Nếu không kịp thời mở rộng thêm thì tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là tại địa bàn dân cư thu nhập thấp, tiêu thụ điện ít hơn.
Mặt khác, để duy trì phát triển kinh tế, Việt Nam cần cung cấp điện bền vững và ổn định; nâng cấp khâu sản xuất, truyền tải và năng lực phân phối điện.
Theo chương trình khoản vay, số vốn 730 triệu USD của ADB dự kiến cho vay sẽ phân kỳ giải ngân thành 4 đợt và khoản vay đầu tiên từ nguồn vốn thông thường có thời hạn 25 năm.
Chương trình này sẽ giúp tháo gỡ những bế tắc và giảm thất thoát trong truyền tải; đảm bảo an toàn và chất lượng cung cấp điện; duy trì động lực phát triển của nền kinh tế nhằm giảm hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo./.
Dự án này nhằm nâng cấp lưới truyền tải điện quốc gia, cải thiện việc cung cấp và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.
Khoản vay 1 được thực hiện trong 3 năm và bắt đầu từ năm 2012. Bộ Công Thương là cơ quản chủ quản và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm nhận vai trò điều phối, giám sát; Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) là chủ đầu tư.
Khoản vay này sẽ hỗ trợ xây dựng gần 648 km đường dây 500kV và hơn 100km đường dây 220kV tại các tiểu dự án: Đường dây 500/220kV Bắc Ninh 2-Phố Nối; Trạm biến áp 500/220kV Phố Nối và các đường dây đấu nối; Đường dây 220kV Sông Mây-Uyên Hưng; Trạm biến áp 220kV Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và đầu nối.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Dự án nhằm đầu tư xây dựng các đường dây, trạm biến áp 500kV và 220kV tại nhiều địa phương trong cả nước giúp giải phóng nguồn của những nhà máy điện mới; nâng cao độ tin cậy, chống quá tải, đảm bảo khả năng truyền tải thông suốt của hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Bên cạnh đó, dự án còn góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho NPT trong các hoạt động hoạch định đầu tư, tài chính hiệu quả và bền vững.
Phó Chủ tịch ADB Stephen P.Groff nhận định: Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng khả năng tiếp cận nguồn điện nhưng một số khu vực nông thôn và miền núi vẫn chưa kết nối được với mạng lưới điện. Nếu không kịp thời mở rộng thêm thì tỷ lệ này sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là tại địa bàn dân cư thu nhập thấp, tiêu thụ điện ít hơn.
Mặt khác, để duy trì phát triển kinh tế, Việt Nam cần cung cấp điện bền vững và ổn định; nâng cấp khâu sản xuất, truyền tải và năng lực phân phối điện.
Theo chương trình khoản vay, số vốn 730 triệu USD của ADB dự kiến cho vay sẽ phân kỳ giải ngân thành 4 đợt và khoản vay đầu tiên từ nguồn vốn thông thường có thời hạn 25 năm.
Chương trình này sẽ giúp tháo gỡ những bế tắc và giảm thất thoát trong truyền tải; đảm bảo an toàn và chất lượng cung cấp điện; duy trì động lực phát triển của nền kinh tế nhằm giảm hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo./.
P.V (Vietnam+)