Năm nào cũng vậy, khi gió chướng thổi thông ngọn, những rặng bần ven sông nở trắng bông là xứ cồn Tân Qui, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), sôi động với nghề săn cá bông lau trên sông Hậu.
Những năm gần đây, mùa săn cá bông lau ở Tân Qui đã thu hút cả ngàn lượt du khách từ các nơi đến để được tham gia làm ngư phủ, thưởng thức những món ngon được chế biến từ cá bông lau tươi sống và các loại trái cây đặc sản nổi tiếng của xứ cồn…
Đêm bồng bềnh săn cá trên sông
Đúng hẹn vào con nước rong, chúng tôi đến với cù lao Tân Qui nằm giữa dòng sông Hậu mênh mông nước. Trời chập choạng tối, tại ngôi quán nhỏ nằm sát bờ sông Sau của ông Đào Văn Se, ấp Tân Qui I, nhóm người đi săn cá bông lau của anh Đào Văn Thống, Đoàn Văn Sáu, Bùi Ngọc Hiển,… đã đông đủ, quây quần bên bàn nước để chuẩn bị xuất phát.
Màn đêm buông xuống, mấy con chim bìm bịp ở đâu đó nơi những rặng bần ven sông cất tiếng kêu, anh Đào Văn Thống hớn hở nói như ra lệnh: “Nước nhửn lớn rồi, xuống sông thôi.”
Mỗi người một cây dầm, một chiếc đèn pin, lần lượt trước sau đi xuống bến, lên xuồng tâm bản rồi hướng về phía vàm Bần Sà trên đầu cù lao thẳng tiến.
Chúng tôi theo xuồng của anh Thống đi ngược về phía hạ lưu. Dòng sông Sau rộng hơn 700 m, về đêm con nước từ thượng nguồn vẫn lặng lẽ chảy xuôi, bỗng phút chốc rực rỡ ánh đèn và xôn xao tiếng nói cười, tiếng gọi nhau í ới...
Xuồng ra đến giữa dòng, anh Thống để xuồng trôi bồng bềnh theo con nước. Tay lưới được đan bằng sợi ni - lon lỗ rộng 10 phân, dạo dài 6m, chiều dài 400m được anh nhẹ nhàng, lần lượt buông xuống tạo thành một vệt dài trên mặt sông Sau...
Cứ thế, cả chiều dài hơn 7km của đoạn sông Sau đã được hơn 60 ngư phủ của xứ cồn Tân Qui bủa lưới, rồi kiên nhẫn chờ đợi cá bông lau mắc bẫy.
Tân Qui không chỉ nổi tiếng là xứ vườn trù phú với những vườn chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… nối tiếp nhau che mát một góc trời xứ sở mà còn có nhiều sản vật quý hiếm từ dòng sông Hậu ban tặng.
Do là vùng giáp nước giữa ngọn nước ngọt trên thượng nguồn Biển Hồ đổ xuống và ngọn nước mặn từ biển dâng lên, nên đoạn sông Sau ôm lấy xứ cồn Tân Qui như một cái bùng binh để các loài thủy sản từ thượng nguồn, dưới biển tìm về “tá túc” theo mùa.
Cá chẻm, cá nhám, cá phèn trứng... hầu như có mặt quanh năm. Riêng con cá bông lau thì vào cuối tháng 12 âm lịch mới tìm về sinh sống ở đây cho đến cuối tháng 2 mới ra đi.
Sống ngay bên “rọ cá” nên khi rảnh việc vườn tược, người dân Tân Qui rủ nhau làm thêm nghề hạ bạc, vừa vui vừa có thêm thu nhập thật đáng kể. Theo anh Thống thì mỗi năm người dân đi đánh lưới cá bông lau được khoảng 2-3 tấn, tổng thu 3-4 tỷ đồng.
Từ Tết Nguyên đán đến nay, lượng cá bông lau đã đánh bắt được gần nửa tấn, con nhỏ nhất nặng 5kg, con to nhất đến 12kg. Cá bông lau là cá ngon nên được nhiều bạn hàng tìm đến thu mua với giá từ 120.000-160.000 đồng/kg.
Đất lành du khách mến
Đã hơn 10 giờ khuya, nhưng xứ cồn vẫn sáng choang ánh đèn điện. Nhiều nhà chưa ngủ để chờ những đoàn người đi săn cá về.
Tuy không đánh bắt được cá, nhưng chúng tôi vẫn được thưởng thức những món ngon nổi tiếng của xứ cồn là cá bông lau nấu canh chua trái bần, kho tộ. Được nghe lão nông Đào Văn Se kể chuyện về những đổi thay no ấm của vùng đất phù sa, bốn bề sông nước.
Ông Se khoe gần 10 năm nay, cuộc sống của người dân Tân Qui chẳng “kém chị, kém anh” vùng thị tứ. Cái thời ở nhà cột cây, mái lá, ngọn đèn dầu đã lùi vào quá khứ kể từ khi được tỉnh đầu tư xây dựng đường điện trung thế vượt con sông Trước lên đất cồn. Kéo điện xong, xứ cồn tiếp tục được đầu tư tiền tỷ để xây dựng con đường tráng ximăng vừa phục vụ việc đi lại, vừa đảm nhận nhiệm vụ ngăn triều cường bảo vệ gần 600 ha vườn cây ăn trái, nhà cửa. Không còn cảnh lầy lội, đêm chong ngọn đèn dầu, người dân Tân Qui bắt đầu thi nhau xây nhà lầu, nhà tường khang trang, mua đủ đầy các phương tiện phục vụ cho cuộc sống gia đình.
Ở xã An Phú Tân, nếu tính về thu nhập đầu người, thì không nơi nào bì kịp với người dân Tân Qui, còn nói về những triệu phú, tỷ phú miệt vườn trong xã cũng không ở đâu có nhiều hơn nơi này.
Xứ vườn Tân Qui trù phú cũng từ đó nổi tiếng bay xa, thu hút ngày càng nhiều những người nơi phố thị tìm đến để được thực mục sở thị, tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức những món ngon của xứ cồn.
Anh Nguyễn Hoàng Khởi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Phú Tân cho biết với hơn 500ha chuyên trồng cây trái như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, cam sành… nên xứ vườn Tân Qui hầu như quanh năm đều có trái cây ngon để phục vụ du khách. Bình quân mỗi năm có trên 10.000 lượt người từ các nơi đến tham quan xứ cồn.
Nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và mùa hè, du khách từ Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… đến đây để thưởng thức món cá bông lau kho tộ, nấu canh chua bần, tận hưởng hương vị ngọt ngào của đặc sản trái cây măng cụt. Người dân Tân Qui sống rất nghĩa tình và giàu lòng hiếu khách.
Những năm qua, khi du khách đặt chân lên đất cồn cứ thoải mái tham quan, nghỉ ngơi miễn phí trên những chiếc võng được mắc dưới những vườn cây. Còn muốn ăn trái cây, mua về làm quà biếu thì giá không bao giờ cao hơn nơi phố chợ.
Những người chủ vườn cây ăn trái ở Tân Qui chỉ mong muốn du khách đến càng đông để tạo điều kiện cho các hộ dân xứ mình làm các dịch vụ ăn uống, đưa rước… có thêm thu nhập, vươn lên trong cuộc sống.
Đây là những điểm thu hút để xứ cồn vẫn luôn được du khách yêu mến tìm đến./.
Những năm gần đây, mùa săn cá bông lau ở Tân Qui đã thu hút cả ngàn lượt du khách từ các nơi đến để được tham gia làm ngư phủ, thưởng thức những món ngon được chế biến từ cá bông lau tươi sống và các loại trái cây đặc sản nổi tiếng của xứ cồn…
Đêm bồng bềnh săn cá trên sông
Đúng hẹn vào con nước rong, chúng tôi đến với cù lao Tân Qui nằm giữa dòng sông Hậu mênh mông nước. Trời chập choạng tối, tại ngôi quán nhỏ nằm sát bờ sông Sau của ông Đào Văn Se, ấp Tân Qui I, nhóm người đi săn cá bông lau của anh Đào Văn Thống, Đoàn Văn Sáu, Bùi Ngọc Hiển,… đã đông đủ, quây quần bên bàn nước để chuẩn bị xuất phát.
Màn đêm buông xuống, mấy con chim bìm bịp ở đâu đó nơi những rặng bần ven sông cất tiếng kêu, anh Đào Văn Thống hớn hở nói như ra lệnh: “Nước nhửn lớn rồi, xuống sông thôi.”
Mỗi người một cây dầm, một chiếc đèn pin, lần lượt trước sau đi xuống bến, lên xuồng tâm bản rồi hướng về phía vàm Bần Sà trên đầu cù lao thẳng tiến.
Chúng tôi theo xuồng của anh Thống đi ngược về phía hạ lưu. Dòng sông Sau rộng hơn 700 m, về đêm con nước từ thượng nguồn vẫn lặng lẽ chảy xuôi, bỗng phút chốc rực rỡ ánh đèn và xôn xao tiếng nói cười, tiếng gọi nhau í ới...
Xuồng ra đến giữa dòng, anh Thống để xuồng trôi bồng bềnh theo con nước. Tay lưới được đan bằng sợi ni - lon lỗ rộng 10 phân, dạo dài 6m, chiều dài 400m được anh nhẹ nhàng, lần lượt buông xuống tạo thành một vệt dài trên mặt sông Sau...
Cứ thế, cả chiều dài hơn 7km của đoạn sông Sau đã được hơn 60 ngư phủ của xứ cồn Tân Qui bủa lưới, rồi kiên nhẫn chờ đợi cá bông lau mắc bẫy.
Tân Qui không chỉ nổi tiếng là xứ vườn trù phú với những vườn chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… nối tiếp nhau che mát một góc trời xứ sở mà còn có nhiều sản vật quý hiếm từ dòng sông Hậu ban tặng.
Do là vùng giáp nước giữa ngọn nước ngọt trên thượng nguồn Biển Hồ đổ xuống và ngọn nước mặn từ biển dâng lên, nên đoạn sông Sau ôm lấy xứ cồn Tân Qui như một cái bùng binh để các loài thủy sản từ thượng nguồn, dưới biển tìm về “tá túc” theo mùa.
Cá chẻm, cá nhám, cá phèn trứng... hầu như có mặt quanh năm. Riêng con cá bông lau thì vào cuối tháng 12 âm lịch mới tìm về sinh sống ở đây cho đến cuối tháng 2 mới ra đi.
Sống ngay bên “rọ cá” nên khi rảnh việc vườn tược, người dân Tân Qui rủ nhau làm thêm nghề hạ bạc, vừa vui vừa có thêm thu nhập thật đáng kể. Theo anh Thống thì mỗi năm người dân đi đánh lưới cá bông lau được khoảng 2-3 tấn, tổng thu 3-4 tỷ đồng.
Từ Tết Nguyên đán đến nay, lượng cá bông lau đã đánh bắt được gần nửa tấn, con nhỏ nhất nặng 5kg, con to nhất đến 12kg. Cá bông lau là cá ngon nên được nhiều bạn hàng tìm đến thu mua với giá từ 120.000-160.000 đồng/kg.
Đất lành du khách mến
Đã hơn 10 giờ khuya, nhưng xứ cồn vẫn sáng choang ánh đèn điện. Nhiều nhà chưa ngủ để chờ những đoàn người đi săn cá về.
Tuy không đánh bắt được cá, nhưng chúng tôi vẫn được thưởng thức những món ngon nổi tiếng của xứ cồn là cá bông lau nấu canh chua trái bần, kho tộ. Được nghe lão nông Đào Văn Se kể chuyện về những đổi thay no ấm của vùng đất phù sa, bốn bề sông nước.
Ông Se khoe gần 10 năm nay, cuộc sống của người dân Tân Qui chẳng “kém chị, kém anh” vùng thị tứ. Cái thời ở nhà cột cây, mái lá, ngọn đèn dầu đã lùi vào quá khứ kể từ khi được tỉnh đầu tư xây dựng đường điện trung thế vượt con sông Trước lên đất cồn. Kéo điện xong, xứ cồn tiếp tục được đầu tư tiền tỷ để xây dựng con đường tráng ximăng vừa phục vụ việc đi lại, vừa đảm nhận nhiệm vụ ngăn triều cường bảo vệ gần 600 ha vườn cây ăn trái, nhà cửa. Không còn cảnh lầy lội, đêm chong ngọn đèn dầu, người dân Tân Qui bắt đầu thi nhau xây nhà lầu, nhà tường khang trang, mua đủ đầy các phương tiện phục vụ cho cuộc sống gia đình.
Ở xã An Phú Tân, nếu tính về thu nhập đầu người, thì không nơi nào bì kịp với người dân Tân Qui, còn nói về những triệu phú, tỷ phú miệt vườn trong xã cũng không ở đâu có nhiều hơn nơi này.
Xứ vườn Tân Qui trù phú cũng từ đó nổi tiếng bay xa, thu hút ngày càng nhiều những người nơi phố thị tìm đến để được thực mục sở thị, tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức những món ngon của xứ cồn.
Anh Nguyễn Hoàng Khởi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Phú Tân cho biết với hơn 500ha chuyên trồng cây trái như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, cam sành… nên xứ vườn Tân Qui hầu như quanh năm đều có trái cây ngon để phục vụ du khách. Bình quân mỗi năm có trên 10.000 lượt người từ các nơi đến tham quan xứ cồn.
Nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và mùa hè, du khách từ Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… đến đây để thưởng thức món cá bông lau kho tộ, nấu canh chua bần, tận hưởng hương vị ngọt ngào của đặc sản trái cây măng cụt. Người dân Tân Qui sống rất nghĩa tình và giàu lòng hiếu khách.
Những năm qua, khi du khách đặt chân lên đất cồn cứ thoải mái tham quan, nghỉ ngơi miễn phí trên những chiếc võng được mắc dưới những vườn cây. Còn muốn ăn trái cây, mua về làm quà biếu thì giá không bao giờ cao hơn nơi phố chợ.
Những người chủ vườn cây ăn trái ở Tân Qui chỉ mong muốn du khách đến càng đông để tạo điều kiện cho các hộ dân xứ mình làm các dịch vụ ăn uống, đưa rước… có thêm thu nhập, vươn lên trong cuộc sống.
Đây là những điểm thu hút để xứ cồn vẫn luôn được du khách yêu mến tìm đến./.
Phúc Sơn (TTXVN)