Trải qua hơn 200 năm tồn tại, thành cổ Nam Định đã có nhiều biến động, đặc biệt tốc độ đô thị hóa nhanh trong những năm gầy đây đã dần xóa hết những dấu tích của một thành cổ năm xưa ở vùng Nam Sông Hồng.
Hiện nay, dấu tích còn lại duy nhất của thành cổ Nam Định là đoạn tường thành Cửa Bắc dài 220 m chạy theo hướng Đông-Tây, từ số nhà 7B, tổ 11, khu Quân Nhân A, đến số nhà 20B, tổ 11, khu Quân Nhân B, thuộc phường Cửa Bắc. Tuy nhiên, di tích quý giá cuối cùng này đang có nguy cơ biến mất vì không được tôn tạo, bảo tồn để lưu giữ cho các thế hệ mai sau.
Thành cổ Nam Định, công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh, được đắp bằng đất năm 1804 dưới thời vua Gia Long và vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) thì được xây bằng gạch, trên địa phận làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc. Đây là thành tỉnh lớn nhất được xây dựng dưới triều Nguyễn, khẳng định vị thế quan trọng của đất Nam Định.
Theo nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh Nam Định, thành cổ Nam Định được xây theo kiến trúc Vôbăng, tường thành chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, chu vi 830 trượng 7 thước 3 tấc (3.324 m). Như vậy, mỗi cạnh thành dài 830 m. Bản đồ thành phố Nam Định do người Pháp vẽ năm 1924 cho thấy rõ thành cổ chỉ còn 2 cạnh phía Bắc và phía Tây.
Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự hủy hoại của thời gian, đến nay thành chỉ còn lại một đoàn dài hơn 200 m. Tường thành cao từ 1,7-3,35 m; mặt rộng 1-1,3 m, chân thành rộng 4,5 m. Mặt ngoài tường được xây giật cấp.
Tường thành được xây bằng gạch đỏ, với hai loại cơ bản: gạch vuông kích thước 30x30x6 cm và gạch chữ nhật 30x1515x8 cm. Trên nhiều viên gạch chữ nhật xuất hiện các chữ khắc (được xác định là chữ Hán) với nội dung "Cổ kính," "Trung Kính," "Mã Tiền"... Đoạn tường thành về cơ bản vẫn còn liền mạch và còn tương đối nguyên vẹn, song nó có thể không còn tồn tại trong nay mai vì đã bị nhiều gia định tận dụng để xây dựng nhà, khu công trình phụ hoặc chuồng nuôi gia súc, làm tổn hại nghiêm trọng đến di tích.
Một đoạn thành dài 2,5 m, cao 3,5 m tại nhà bà Lê Thị Cát (số 7B, khu Quân Nhân A), tường thành đã bị gia chủ tại địa chỉ này trát vữa phủ kín để làm tường nhà. Gia đình Đỗ Thị Tuyết Mai (số nhà 7A, khu Quân Nhân A) cũng đã phá dần đoạn tường qua nhà bà có chiều dài 9,1 m để lấy diện tích sử dụng. Nhiều đoạn tường khác cũng bị các hộ ông Nguyễn Dũng Khuê (số nhà 32/5 Thành Chung), bà Trần Thị Thành (số 8 C, ngõ 2, khu Quân Nhân A) tận dụng để xây bếp và công trình phụ.
Qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh Nam Định có thể khẳng định, Thành cổ Nam Định rất có giá trị về lịch sử và kiến trúc. Nằm trong một địa bàn chiến lược quan trọng, thành Nam Định vừa là trung tâm hành chính của một vùng, vừa là công trình quân sự kiên cố. Với hơn 200 năm tồn tại, thành cổ Nam Định đã chứng kiến biết bao đổi thay, biến động của mảnh đất và con người nơi đây./.
Hiện nay, dấu tích còn lại duy nhất của thành cổ Nam Định là đoạn tường thành Cửa Bắc dài 220 m chạy theo hướng Đông-Tây, từ số nhà 7B, tổ 11, khu Quân Nhân A, đến số nhà 20B, tổ 11, khu Quân Nhân B, thuộc phường Cửa Bắc. Tuy nhiên, di tích quý giá cuối cùng này đang có nguy cơ biến mất vì không được tôn tạo, bảo tồn để lưu giữ cho các thế hệ mai sau.
Thành cổ Nam Định, công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh, được đắp bằng đất năm 1804 dưới thời vua Gia Long và vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) thì được xây bằng gạch, trên địa phận làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc. Đây là thành tỉnh lớn nhất được xây dựng dưới triều Nguyễn, khẳng định vị thế quan trọng của đất Nam Định.
Theo nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh Nam Định, thành cổ Nam Định được xây theo kiến trúc Vôbăng, tường thành chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, chu vi 830 trượng 7 thước 3 tấc (3.324 m). Như vậy, mỗi cạnh thành dài 830 m. Bản đồ thành phố Nam Định do người Pháp vẽ năm 1924 cho thấy rõ thành cổ chỉ còn 2 cạnh phía Bắc và phía Tây.
Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự hủy hoại của thời gian, đến nay thành chỉ còn lại một đoàn dài hơn 200 m. Tường thành cao từ 1,7-3,35 m; mặt rộng 1-1,3 m, chân thành rộng 4,5 m. Mặt ngoài tường được xây giật cấp.
Tường thành được xây bằng gạch đỏ, với hai loại cơ bản: gạch vuông kích thước 30x30x6 cm và gạch chữ nhật 30x1515x8 cm. Trên nhiều viên gạch chữ nhật xuất hiện các chữ khắc (được xác định là chữ Hán) với nội dung "Cổ kính," "Trung Kính," "Mã Tiền"... Đoạn tường thành về cơ bản vẫn còn liền mạch và còn tương đối nguyên vẹn, song nó có thể không còn tồn tại trong nay mai vì đã bị nhiều gia định tận dụng để xây dựng nhà, khu công trình phụ hoặc chuồng nuôi gia súc, làm tổn hại nghiêm trọng đến di tích.
Một đoạn thành dài 2,5 m, cao 3,5 m tại nhà bà Lê Thị Cát (số 7B, khu Quân Nhân A), tường thành đã bị gia chủ tại địa chỉ này trát vữa phủ kín để làm tường nhà. Gia đình Đỗ Thị Tuyết Mai (số nhà 7A, khu Quân Nhân A) cũng đã phá dần đoạn tường qua nhà bà có chiều dài 9,1 m để lấy diện tích sử dụng. Nhiều đoạn tường khác cũng bị các hộ ông Nguyễn Dũng Khuê (số nhà 32/5 Thành Chung), bà Trần Thị Thành (số 8 C, ngõ 2, khu Quân Nhân A) tận dụng để xây bếp và công trình phụ.
Qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu của Bảo tàng tỉnh Nam Định có thể khẳng định, Thành cổ Nam Định rất có giá trị về lịch sử và kiến trúc. Nằm trong một địa bàn chiến lược quan trọng, thành Nam Định vừa là trung tâm hành chính của một vùng, vừa là công trình quân sự kiên cố. Với hơn 200 năm tồn tại, thành cổ Nam Định đã chứng kiến biết bao đổi thay, biến động của mảnh đất và con người nơi đây./.
Nguyễn Trường (TTXVN)