Các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ vừa nghiên cứu phát hiện vi khuẩn NY3 có “khả năng phi thường” trong việc sản sinh chất rhamnolipid, qua đó có thể giúp làm sạch ô nhiễm dầu ở vịnh Mexico và làm giảm hợp chất độc hại trong dầu thô.
Báo cáo của trường Đại học Oregon State cho biết, chất rhamnolipid do vi khuẩn NY3 sản sinh không độc hại đối với quần thể vi sinh vật, con người và đông vật, đồng thời nó có thể làm giảm hợp chất độc hại PAHs gây ung thư và đột biến gen có trong dầu thô.
Theo các nhà khoa học, trong dầu thô có một số chất có xuất xứ từ hợp chất PAHs đặc biệt nguy hiểm đối với cá, động vật hoang dã và con người.
Những chất này có thể gây bệnh ung thư, phá hoại hệ miễn dịch, ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát triển bình thường của sinh vật và gây tổn hại hệ thần kinh.
Các nhà khoa học chỉ ra, chất rhamnolipid do vi khuẩn NY3 sản sinh tương đối ổn định trong môi trường nhiệt độ, PH và độ mặn không giống nhau, đồng thời nó có thể làm giảm hiệu quả ít nhất là năm chủng loại hợp chất hóa học PAHs có trong dầu thô./.
Báo cáo của trường Đại học Oregon State cho biết, chất rhamnolipid do vi khuẩn NY3 sản sinh không độc hại đối với quần thể vi sinh vật, con người và đông vật, đồng thời nó có thể làm giảm hợp chất độc hại PAHs gây ung thư và đột biến gen có trong dầu thô.
Theo các nhà khoa học, trong dầu thô có một số chất có xuất xứ từ hợp chất PAHs đặc biệt nguy hiểm đối với cá, động vật hoang dã và con người.
Những chất này có thể gây bệnh ung thư, phá hoại hệ miễn dịch, ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát triển bình thường của sinh vật và gây tổn hại hệ thần kinh.
Các nhà khoa học chỉ ra, chất rhamnolipid do vi khuẩn NY3 sản sinh tương đối ổn định trong môi trường nhiệt độ, PH và độ mặn không giống nhau, đồng thời nó có thể làm giảm hiệu quả ít nhất là năm chủng loại hợp chất hóa học PAHs có trong dầu thô./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)