Ngày 9/6, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người, Cục Y tế dự phòng cho biết các nghiên cứu cho thấy chủng vi khuẩn tả tại Việt Nam từ năm 2007 đến 2010 có khác nhau về đặc tính di truyền so với chủng tả gây bệnh trước đó.
Vi khuẩn tả hiện có dấu hiệu mạnh hơn về độc lực. Đáng lưu ý là nếu trước đây vi khuẩn tả chỉ sống trong các loài nhuyễn thể nước lợ thì nay đã tìm thấy trong nhuyễn thể nước ngọt.
Bộ Y tế dự báo Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các ổ dịch tả nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt. Một nguyên nhân là giao lưu quốc tế ngày càng tăng (chủng vi khuẩn tả ở Việt Nam, Lào và Thái Lan đều giống nhau).
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, nhiều người còn sử dụng thực phẩm không an toàn; người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thậm chí còn sử dụng nước kênh, rạch chưa qua xử lý làm nước sinh hoạt.
Cho đến nay cả nước đã ghi nhận 69 bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả tại chín tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Bến Tre; đặc biệt chưa có trường hợp nào tử vong. Hiện cả nước chỉ còn Bến Tre xuất hiện rải rác bệnh nhân mắc bệnh tả.
Tại đây, Cục Y tế dự phòng cũng cho biết trong tháng 5 cả nước đã ghi nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 33 tuổi ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhiễm virus cúm A/H1N1. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị và có kết quả dương tính với cúm A/H1N1. Hiện bệnh nhân đã khỏi bệnh và xuất viện.
Như vậy đến nay, cả nước đã ghi nhận 11.210 trường hợp nhiễm virus cúm A/H1N1, trong đó có 59 trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, trong tháng 5 cả nước không ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus cúm A/H5N1.
Tuy nhiên, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm đang được ghi nhận tại một số địa phương. Chính vì vậy, nguy cơ dịch lan rộng và lây lan sang người là rất cao./.
Vi khuẩn tả hiện có dấu hiệu mạnh hơn về độc lực. Đáng lưu ý là nếu trước đây vi khuẩn tả chỉ sống trong các loài nhuyễn thể nước lợ thì nay đã tìm thấy trong nhuyễn thể nước ngọt.
Bộ Y tế dự báo Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các ổ dịch tả nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt. Một nguyên nhân là giao lưu quốc tế ngày càng tăng (chủng vi khuẩn tả ở Việt Nam, Lào và Thái Lan đều giống nhau).
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, nhiều người còn sử dụng thực phẩm không an toàn; người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thậm chí còn sử dụng nước kênh, rạch chưa qua xử lý làm nước sinh hoạt.
Cho đến nay cả nước đã ghi nhận 69 bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả tại chín tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Bến Tre; đặc biệt chưa có trường hợp nào tử vong. Hiện cả nước chỉ còn Bến Tre xuất hiện rải rác bệnh nhân mắc bệnh tả.
Tại đây, Cục Y tế dự phòng cũng cho biết trong tháng 5 cả nước đã ghi nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 33 tuổi ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhiễm virus cúm A/H1N1. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị và có kết quả dương tính với cúm A/H1N1. Hiện bệnh nhân đã khỏi bệnh và xuất viện.
Như vậy đến nay, cả nước đã ghi nhận 11.210 trường hợp nhiễm virus cúm A/H1N1, trong đó có 59 trường hợp tử vong. Bên cạnh đó, trong tháng 5 cả nước không ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus cúm A/H5N1.
Tuy nhiên, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm đang được ghi nhận tại một số địa phương. Chính vì vậy, nguy cơ dịch lan rộng và lây lan sang người là rất cao./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)