Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho biết, SSC vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Beton 6 (Mã BT6 - HoSE) và Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (Mã VFG - HoSE) với hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo và công bố thông tin.
Cụ thể, BT6 đã vi phạm lỗi “chây ỳ” nộp Báo cáo tài chính hợp nhất Quý II/2011 và chậm nộp Báo cáo tài chính Quý II/2011 là 09 ngày so với quy định.
Thêm vào đó, BT6 tiếp tục diễn lại tình trạng trên đối với Báo cáo tài chính soát xét hợp nhất 6 tháng đầu năm 2011 và chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2011 là 29 ngày so với quy định. Xét tính chất mức độ vi phạm, SSC phạt tiền 70 triệu đồng đối với Công ty Beton 6.
Trường hợp của VFG cũng tương tự, công ty này cũng mắc cùng lỗi chậm nộp Báo cáo tài chính Quý II/2011 và Báo cáo tài chính hợp nhất Quý II/2011 đồng thời chậm công bố thông tin bất thường về Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 và Giải trình biến động lợi nhuận quý 1 và quý 2/2011 theo quy định.
Với mức độ vi phạm trên, SSC ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam với số tiền là 80 triệu đồng.
Đặc biệt, SSC yêu cầu hai công ty này ngoài việc nộp phạt, tiếp tục phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, báo cáo trước ngày 19/11/2011.
Trước đó, các Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre, Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế, Công ty cổ phần Siêu Thanh, Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (các mã tương ứng FBT, IFS, ST8, HDG cùng niêm yết trên HoSE) cũng đã bị SSC xử phạt với cùng những lỗi vi phạm như trên.
Các công ty niêm yết có hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo và công bố thông tin vẫn xảy ra thường xuyên trên thị trường chứng khoán, điều này không chỉ cho thấy năng lực yếu kém về quản trị công ty tại nhiều doanh nghiệp niêm yết mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, gây ra sự bức bối cho giới đầu tư trong và ngoài nước.
Nhiều công ty sau khi bị xử phạt lại tiếp tục tái phạm, bởi mức phạt tài chính thấp nên không đủ tính răn đe.
Do đó, với việc kiên quyết làm rõ những sai phạm và quy trách nhiệm pháp lý cụ thể tới từng cá nhân tại các công ty có vi phạm đã cho thấy sự quyết tâm của Ủy ban Chứng khoán trong việc xử lý hoạt động sai phạm công bố thông tin hiện đang xảy ra tràn lan trên thị trường./.
Cụ thể, BT6 đã vi phạm lỗi “chây ỳ” nộp Báo cáo tài chính hợp nhất Quý II/2011 và chậm nộp Báo cáo tài chính Quý II/2011 là 09 ngày so với quy định.
Thêm vào đó, BT6 tiếp tục diễn lại tình trạng trên đối với Báo cáo tài chính soát xét hợp nhất 6 tháng đầu năm 2011 và chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2011 là 29 ngày so với quy định. Xét tính chất mức độ vi phạm, SSC phạt tiền 70 triệu đồng đối với Công ty Beton 6.
Trường hợp của VFG cũng tương tự, công ty này cũng mắc cùng lỗi chậm nộp Báo cáo tài chính Quý II/2011 và Báo cáo tài chính hợp nhất Quý II/2011 đồng thời chậm công bố thông tin bất thường về Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 và Giải trình biến động lợi nhuận quý 1 và quý 2/2011 theo quy định.
Với mức độ vi phạm trên, SSC ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam với số tiền là 80 triệu đồng.
Đặc biệt, SSC yêu cầu hai công ty này ngoài việc nộp phạt, tiếp tục phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật, báo cáo trước ngày 19/11/2011.
Trước đó, các Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre, Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế, Công ty cổ phần Siêu Thanh, Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (các mã tương ứng FBT, IFS, ST8, HDG cùng niêm yết trên HoSE) cũng đã bị SSC xử phạt với cùng những lỗi vi phạm như trên.
Các công ty niêm yết có hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo và công bố thông tin vẫn xảy ra thường xuyên trên thị trường chứng khoán, điều này không chỉ cho thấy năng lực yếu kém về quản trị công ty tại nhiều doanh nghiệp niêm yết mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, gây ra sự bức bối cho giới đầu tư trong và ngoài nước.
Nhiều công ty sau khi bị xử phạt lại tiếp tục tái phạm, bởi mức phạt tài chính thấp nên không đủ tính răn đe.
Do đó, với việc kiên quyết làm rõ những sai phạm và quy trách nhiệm pháp lý cụ thể tới từng cá nhân tại các công ty có vi phạm đã cho thấy sự quyết tâm của Ủy ban Chứng khoán trong việc xử lý hoạt động sai phạm công bố thông tin hiện đang xảy ra tràn lan trên thị trường./.
Linh Chi (Vietnam+)