[Video] Mô hình trường học mới và tương lai của Giáo dục Việt Nam

Trường học gắn với du lịch, trường học gắn với nông trại hay trường học gắn với sinh thái là một số những mô hình được xây dựng trong dự án Mô hình trường học mới đã thực hiện trong 5 năm qua.

Trường học gắn với du lịch, trường học gắn với nông trại hay trường học gắn với sinh thái là một số những mô hình được xây dựng trong dự án Mô hình trường học mới đã thực hiện trong 5 năm qua.

Dự án “Mô hình Trường học mới Việt Nam” (hay còn gọi là Dự án GPE-VNEN) do Quỹ Hỗ trợ giáo dục toàn cầu (Global Partnership for Education - GPE) tài trợ cho Việt Nam nghiên cứu, vận dụng để triển khai. UNESCO tại Việt Nam là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại Việt Nam. Thời gian triển khai Dự án là 41 tháng (từ 1-2013 đến hết tháng 5-2016).

Sau thời gian thí điểm vào năm học 2011-2012, tại 6 tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Kon Tum, Đác Lắc và Khánh Hòa), cho 12 huyện, 24 trường và 48 lớp 2, Dự án Mô hình Trường học mới chính thức được triển khai vào năm học 2012-2013, cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Với 1.447 trường và được chia thành 3 nhóm tỉnh: Nhóm bao gồm 20 tỉnh thuộc vùng khó khăn, với 1.143 trường; Nhóm bao gồm 21 tỉnh, ở mức trung bình, với 282 trường; Nhóm bao gồm 22 tỉnh, thành phố, có nhiều thuận lợi, với 22 trường.

Theo đại diện Bộ Giáo dục Đào tạo, từ 1.447 trường thuộc dự án, số trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình VNEN (chấp nhận không có sự hỗ trợ kinh phí của dự án) không ngừng tăng lên.

Năm học 2013-2014 tăng thêm 257 trường ở 20 tỉnh, thành; năm học 2015-2016 có 1.039 trường ở 31 tỉnh, thành phố và năm học 2015-2016 có tất cả 2.730 trường (ở 53 tỉnh, thành) tự nguyện áp dụng mô hình, nâng tổng số trường áp dụng mô hình lên 4.177 trường, chiếm gần 30% tổng số trường tiểu học trong toàn quốc./.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
VNEWS